Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp mới nhất 2024
Dưới đây là tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp còn hiệu lực thi hành năm 2024.
Các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp mới nhất 2024
Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp mới nhất 2024
STT | Văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp | Ngày có hiệu lực | Ghi chú |
1 | Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 | 01/7/2015 | |
2 | Nghị định 33/1998/NĐ-CP về việc thành lập Tổng cục dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và xã hội | 07/6/1998 | |
3 | Nghị định 31/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm 2013về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia | 15/5/2015 | Văn bản được sửa đổi bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 |
4 | Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập | 01/01/2016 | Văn bản được sửa đổi bởi Nghị định 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 |
5 | Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp | 14/10/2016 | Văn bản được sửa đổi bởi: + Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018; + Nghị định 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019; + Nghị định 24/2022/NĐ-CP ngày 06/4/2022. |
6 | Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp | 15/5/2018 | Văn bản được sửa đổi bởi: + Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018; + Nghị định 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019; + Nghị định 4/2023/NĐ-CP ngày 13/02/2023. |
7 | Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | 08/10/2018 | Văn bản được sửa đổi bởi: + Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020; + Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021; + Nghị định 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021; + Nghị định 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021; + Nghị định 24/2022/NĐ-CP ngày 06/4/2022. |
8 | Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 | 20/3/2019 | Văn bản được sửa đổi bởi Nghị định 24/2022/NĐ-CP ngày 06/4/2022 |
9 | Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo | 15/10/2021 | Văn bản được sửa đổi bởi Nghị định 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 |
10 | Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp | 01/6/2022 |
Danh sách văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp được cập nhật theo Quyết định 1478/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 bổ sung nội dung tại Quyết định 225/QĐ-BLĐTBXH về công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kỳ hệ thống hóa 2019-2023.
Giáo dục nghề nghiệp là gì? Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên. (Khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)
Về mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp, tại Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
- Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
- Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
+ Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
+ Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
+ Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.