02 trường hợp nào miễn ngoại ngữ khi nâng ngạch công chức theo quy định mới?
02 trường hợp nào miễn ngoại ngữ khi nâng ngạch công chức theo quy định mới? Thời hạn quyết định tuyển dụng và nhận việc công chức từ ngày 17/9/2024 quy định ra sao?
02 trường hợp nào miễn ngoại ngữ khi nâng ngạch công chức theo quy định mới? (Hình từ internet)
02 trường hợp nào miễn ngoại ngữ khi nâng ngạch công chức theo quy định mới?
Cụ thể, tại khoản 25 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP đã sửa đổi khoản 6 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, theo đó:
Miễn thi môn ngoại ngữ đối với công chức tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Công chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
- Thuộc một trong các trường hợp miễn thi ngoại ngữ quy định tại Điều 8 Nghị định này phù hợp với tiêu chuẩn về ngoại ngữ của ngạch công chức dự thi.
Được biết trước khi bị sửa đổi bởi Nghị định 116/2024/NĐ-CP áp dụng từ ngày 17/9/2024, thì Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định có tới 04 trường hợp miễn ngoại ngữ khi nâng ngạch công chức, cụ thể:
- Công chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
- Công chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
- Công chức có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi;
- Công chức có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
Như vậy, Nghị định 116/2024/NĐ-CP chỉ còn quy định 02 trường hợp miễn ngoại ngữ khi nâng ngạch công chức và áp dụng từ ngày 17/9/2024.
Thời hạn quyết định tuyển dụng và nhận việc công chức từ ngày 17/9/2024 quy định ra sao?
Tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP đã sửa đổi Điều 17 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, theo đó:
(1) Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định tuyển dụng và thông báo tới người trúng tuyển. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm yêu cầu cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp của người trúng tuyển.
(2) Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng phải đến nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác hoặc được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đồng ý gia hạn.
(3) Trường hợp người được tuyển dụng không đến nhận việc trong thời hạn quy định tại (2) hoặc Phiếu lý lịch tư pháp xác định thuộc một trong các trường hợp không được đăng ký dự tuyển công chức thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
(4) Hết thời hạn quy định tại (2), cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan và gửi thông báo tới những người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề (theo thứ tự) so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển mà kết quả tuyển dụng bị hủy bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 138/2020/NĐ-CP hoặc quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều này để hoàn thiện hồ sơ, ra quyết định tuyển dụng chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại (2).
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 138/2020/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức thi tuyển) hoặc quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 138/2020/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức xét tuyển).