Có nên đạp xe hàng ngày?
Đạp xe là hoạt động tốt cho sức khoẻ, vậy có nên đạp xe hàng ngày?
Tập thể dục hoặc hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh như béo phì, bệnh tim mạch, bệnh tâm thần, tiểu đường và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
Đạp xe đạp là hoạt động thể dục lành mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, vì thế mà được nhiều người ưa chuộng. Vậy có nên đạp xe đạp hàng ngày?
Có nên đạp xe đạp hàng ngày?
Báo VnExpress dẫn lời kỹ thuật viên Tiết Ngọc Linh Chi, Đơn vị Điều trị ban ngày Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3 cho biết, đạp xe đạp hàng ngày có lợi cho sức khỏe, ít tốn kém và còn bảo vệ môi trường, đặc biệt tốt cho những người phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên.
Dưới đây là những lợi ích của việc đạp xe hàng ngày:
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang Times of India cho biết, các bệnh tim mạch như huyết áp cao, cholesterol, nguy cơ đột quỵ và đau tim có thể được kiểm soát và giảm tương ứng bằng cách đi xe đạp thường xuyên. Nó kích thích và cải thiện lưu thông.
Hỗ trợ giảm cân và béo phì
Theo nghiên cứu, bạn nên đốt cháy ít nhất 8.400 kilojoules (khoảng 2.000 calo) mỗi tuần thông qua tập thể dục.
Đạp xe trong một giờ đốt cháy khoảng 1.200 kilojoules, tức là khoảng 300 calo. Khi bạn đạp xe hai lần một ngày, số calo bạn đốt cháy sẽ nhanh chóng tăng lên.
Theo nghiên cứu của Anh, đạp xe nửa giờ mỗi ngày sẽ đốt cháy gần 5 kg chất béo trong suốt một năm.
Do đó, đạp xe được coi là cách hiệu quả để duy trì hoặc giảm cân. Nó cũng được biết là làm tăng mức độ trao đổi chất.
Ung thư và đi xe đạp
Nghiên cứu chỉ ra rằng với việc đạp xe, nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột sẽ giảm xuống. Một số bằng chứng cho thấy rằng đạp xe thường xuyên làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Giảm đau
Đạp xe là bài tập thư giãn cơ bắp và rất tốt trong việc giải tỏa các vấn đề tâm lý, cơn đau do stress. Đi xe đạp giúp ổn định tâm lý cho trẻ em và giảm đau hiệu quả ở người lớn.
Giúp cơ bắp săn chắc
Cũng như những môn thể thao khác, người đạp xe rất săn chắc da và hình thành cơ bắp, nhất là ở nửa dưới của cơ thể như bắp chân, bắp đùi, hông, lưng. Một tuần bạn không hoạt động sẽ giảm 50% sức mạnh của hệ thống cơ bắp, gây lão hóa cơ bắp khiến các cơ bị co lại.
Trong thời gian đạp xe, hầu hết cơ bắp của cơ thể được kích hoạt như bụng, vai, cánh tay, bắp chân, làm săn chắc cơ bắp ở thắt lưng và bụng.
Tăng sức mạnh hệ xương và những kỹ năng phối hợp
Những bộ phận của cơ thể được hỗ trợ với nhau bằng cơ bắp, gân và dây chằng. Đi xe đạp thường xuyên giúp tăng cường mật độ xương, bảo vệ và tăng sức mạnh của hệ xương. Tư thế khi đi xe đạp sẽ kích thích cơ bắp ở lưng dưới. Nhờ thế, cột sống được tăng cường và có thể kích thích các cơ bắp nhỏ của đốt sống, giảm nguy cơ đau lưng và các vấn đề khác.
Ngoài ra, phải sử dụng cả hai chân và hai tay giữ cho xe được cân bằng với trọng lượng cơ thể khi đạp xe là bài thực hành rất tốt đối với khả năng phối hợp cơ thể.
Tăng cường sức mạnh não bộ
Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang Times of India cho biết, nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Illinois (Mỹ) cho thấy, sự cải thiện 5% trong hoạt động thể dục tim-hô hấp từ việc đạp xe dẫn đến cải thiện 15% trong các nhiệm vụ nhận thức.
Đạp xe giúp hình thành các tế bào não mới trong vùng hải mã, nơi chịu trách nhiệm về trí nhớ.
Giảm cân
Đi xe đạp có thể đốt cháy các chất béo dự trữ và làm thay đổi sự cân bằng cholesterol trong cơ thể. Từ đó giảm trọng lượng và giảm cholesterol để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
Đạp xe sẽ phản tác dụng nếu đi quá nhiều và sai cách, có thể là nguyên nhân gây cong vẹo cột sống, chấn thương... Để hạn chế và ngăn ngừa các tác hại đó, cần tập luyện đúng cách với cường độ vừa phải ngay từ khi bắt đầu đi xe.