Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam 14 10
Hội Nông dân Việt Nam đã có hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam, chi tiết tại bài viết dưới đây.
Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam 14 10
Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam 14 10
Để thiết thực kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024), Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có Hướng dẫn 117-HD/HNDTW về việc tổ chức hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm như sau:
* Mục đích, yêu cầu:
- Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, hội viên, nông dân về lịch sử truyền thống vẻ vang, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và những đóng góp to lớn của của giai cấp nông dân và tổ chức Hội Nông dân Việt Nam; củng cố, bồi đắp niềm tin của cán bộ, hội viên, nông dân với Đảng, Nhà nước và tổ chức Hội Nông dân Việt Nam; tri ân công lao và những đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, hội viên nông dân cả nước qua các thời kỳ.
- Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động; khơi dậy khát vọng, động viên, khuyến khích cán bộ, hội viên, nông dân tích cực thi đua lao động sản xuất, triển khai thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Hội nông dân các cấp nhiệm kỷ 2023 2028.
- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm cần gắn với hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng của Trung ương và địa phương và kết quả triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội trong năm 2024; đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có sức lan tỏa và đúng theo quy định của Đảng, Chính phủ về tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống.
* Hoạt động tuyên truyền
(1) Nội dung tuyên truyền
- Về lịch sử và truyền thống của tổ chức Hội Nông dân Việt Nam qua 94 năm hình thành và phát triển; vị trí, vai trò, những đóng góp của giai cấp nông dân, tổ chức Hội nông dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế (theo Đề cương tuyên truyền gửi kèm theo Kế hoạch này).
- Về những hoạt động và kết quả triển khai các nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội 2 NDVN lần thứ VIII và đại hội Hội nông dân các cấp nhiệm kỳ 2018 – 2023; các hoạt động triển khai và kết quả bước đầu các cấp Hội thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới; Quyết định 182/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030".
- Về các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật mới của Đảng, Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và kết quả của các cấp Hội trong tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; qua đó khẳng định và phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Những gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong các cấp Hội Nông dân Việt Nam.
(2) Hình thức tuyên truyền
- Các cấp Hội lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, như thông qua các cuộc thi tìm hiểu, hội nghị, hội thảo, tọa đàm trao đổi, tập huấn, tổ chức hoạt động truyền thông qua các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, bản tin... của các cấp Hội.
- Chú trọng tuyên truyền, lan tỏa thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin, mạng xã hội và các ứng dụng của hệ thống Internet.
- Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan tại cơ quan, đơn vị, khu vực đông người dân qua lại, sinh hoạt chi, tổ Hội nông dân.
(3) Một số khẩu hiệu tuyên truyền
Bên cạnh khẩu hiệu tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và của địa phương cùng thời điểm; khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam cụ thể là:
(i) Nhiệt liệt chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2024)!
(ii) Cán bộ, hội viên nông dân ra sức thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024)!
(iii) Cán bộ, hội viên, nông dân cả nước tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028!
(iv) Cán bộ, hội viên nông dân quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới!
(v) Xây dựng Hội Nông dân và giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh là trách nhiệm của toàn thể cán bộ, hội viên nông dân!
(vi) Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh xứng đáng là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới!
(vii) Cán bộ, hội viên, nông dân cả nước quyết tâm thực hiện phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh!
(viii) Cán bộ, hội viên nông dân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng!
(ix) Cán bộ, hội viên nông dân tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!
(x) Nông dân Việt Nam phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, sáng tạo, hợp tác, phát triển vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”!
* Tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam
Căn cứ vào điều kiện cụ thể để tổ chức các hoạt động thiết thực như:
- Tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà tri ân cán bộ Hội qua các thời kỳ, nhất là các đồng chí cựu cán bộ Hội có hoàn cảnh khó khăn, cựu cán bộ Hội có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam.
- Xét chọn, giới thiệu, biểu dương, tôn vinh cán bộ Hội các cấp, nhất là cán bộ Hội ở cơ sở và hội viên nông dân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân ở các địa phương.
- Tổ chức các hoạt động về nguồn, tham quan di tích lịch sử của Hội; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội phù hợp nhằm giáo dục truyền thống, khơi dậy tinh thần yêu quê hương đất nước, tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, gắn bó tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi trong cán bộ, hội viên, nông dân.
- Các hoạt động ý nghĩa, thiết thực khác phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cấp xã theo quy đinh hiện nay
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cấp xã chỉ đạo và cùng với các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tổ chức mình; chương trình, kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với các chi hội ở thôn, tổ dân phố;
- Phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp vận động, hướng dẫn hội viên tổ chức mình tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên đề ra;
- Góp ý, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của pháp luật; các nghị quyết đối với hội viên của tổ chức mình;
- Triệu tập và chủ trì các Hội nghị, cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
- Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đối với tổ chức mình;
- Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp ủy Đảng cùng cấp và Hội Nông dân Việt Nam cấp trên về hoạt động của tổ chức mình;
- Chỉ đạo hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo đúng quy chế hoạt động đã được ban hành;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan, quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
( khoản 10 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP)