Hướng dẫn xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hợp tác xã giải thể, phá sản

Dương Huệ 16/10/2024 13:36

Cùng theo dõi bài viết hướng dẫn xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hợp tác xã giải thể, phá sản theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/11/2024. Mời bạn cùng theo dõi.

1. Rà soát và xử lý tài sản, vốn, quỹ của HTX, LHHTX khi giải thể

1.1. Phân loại các tài sản cần rà soát

Việc rà soát và thống kê tài sản trước khi giải thể hợp tác xã (HTX) và liên hiệp hợp tác xã (LHHTX) là yêu cầu bắt buộc và được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định 113/2024/NĐ-CP

Trong đó các loại tài sản cần được rà soát thống kê toàn bộ vốn, quỹ của HTX, LHHTX bao gồm 02 loại sau:

  • Quỹ chung không chia.

  • Tài sản chung không chia.

Mỗi loại tài sản sẽ có cách thức xử lý riêng, do đó việc phân loại rõ ràng sẽ giúp quy trình diễn ra thuận lợi hơn.

 Quy trình quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cũng rất quan trọng, việc quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản chung không chia thực hiện như đối với tài sản cố định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

1.2. Đại hội thành viên thông qua việc rà soát

Sau khi đã rà soát thống kê toàn bộ vốn, quỹ, tài sản của HTX, LHHTX, Đại hội thành viên thực hiện thông qua nội dung về việc rà soát và ghi vào nghị quyết giải thể HTX, LHHTX. 

Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định các nội dung thể cần phải có được thể hiện trên Nghị quyết giải thể, như sau:

  • Thông tin về quỹ chung không chia và tài sản chung không chia:
    - Tên và loại tài sản chung không chia.
    - Năm hình thành của tài sản hoặc quỹ.

  • Giá trị tài sản:
    - Giá trị quỹ chung không chia và tài sản chung không chia tại thời điểm hình thành, phân loại theo nguồn hình thành
    - Tỷ lệ đóng góp của các thành viên theo nguồn hình thành.

  • Giá trị còn lại: Giá trị còn lại của tài sản chung không chia theo nguồn hình thành, tính sau khi đã trích khấu hao và định giá tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 77 của Luật Hợp tác xã.

  • Thủ tục bàn giao tài sản: Thời hạn và thủ tục bàn giao quỹ chung không chia và tài sản chung không chia có nguồn hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước cho Ủy ban nhân dân cấp huyện (UBND huyện), nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

  • Quyền ưu tiên: Đề nghị được hưởng quyền ưu tiên trong việc nhận chuyển nhượng hoặc thanh lý tài sản chung không chia, nếu có.

  • Nội dung khác (nếu cần thiết).
chieu-rong-loi-di-qua
Hướng dẫn xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hợp tác xã giải thể, phá sản (ảnh minh họa)

2. Phương thức xử lý quỹ chung không chia và tài sản chung không chia

2.1 Xử lý quỹ chung không chia

Xử lý quỹ chung không chia thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 21 Nghị định 113/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Đối với quỹ chung không chia được hình thành từ hỗ trợ của nhà nước:

Qũy chung không chia không còn đầy đủ hồ sơ tài liệu để xác định nguồn gốc tài sản và tỷ lệ từng loại nguồn vốn hình thành quỹ chung không chia. thì được xác định theo văn bản hỗ trợ được lưu của cơ quan chủ quản thực hiện chính sách hỗ trợ.

Phương thức xử lý: HTX, LHHTX bàn giao cho UBND huyện nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã để chuyển vào ngân sách nhà nước cùng cấp.

Đối với phần quỹ chung không chia được hình thành từ 3 nguồn sau:

- Thu nhập từ giao dịch nội bộ:
của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, được trích lập theo tỷ lệ quy định trong Điều lệ.

- Thu nhập từ giao dịch bên ngoài: và từ các doanh nghiệp do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, với tỷ lệ trích lập tối thiểu là 5% (hợp tác xã) và 10% (liên hiệp hợp tác xã).

- Tài trợ, tặng cho hợp pháp: từ cá nhân, tổ chức bằng Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Phương thức xử lý: Phần quỹ chung không chia từ tặng cho, tài trợ hợp pháp được thiện theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận, thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 101 Luật Hợp tác xã năm 2023. Quỹ chung không chia theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 84 của Luật Hợp tác xã năm 2023 được thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 101 Luật Hợp tác xã năm 2023.

2.2. Xử lý tài sản chung không chia 

Xử lý tài sản chung không chia được thực hiện theo quy định tại khoản 3 khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9  Điều 21 Nghị định 113/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Đối với tài sản chung không chia được hình thành từ hỗ trợ của nhà nước:

Tài sản chung không còn đầy đủ hồ sơ tài liệu để xác định nguồn gốc tài sản và tỷ lệ từng loại nguồn vốn hình thành quỹ chung không chia. thì được xác định theo văn bản hỗ trợ được lưu của cơ quan chủ quản thực hiện chính sách hỗ trợ.

 Phương thức xử lý: HTX, LHHTX bàn giao cho UBND huyện nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã để chuyển vào ngân sách nhà nước cùng cấp.

- Đối với tài sản chung không chia được hình thành từ quyền sử dụng đất do nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. 

Phương thức xử lý
: theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với tài sản chung không chia được hình thành từ Tài sản do Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ được quy định là tài sản chung không chia; Tài sản do cá nhân, tổ chức tặng cho, tài trợ hợp pháp theo thỏa thuận là tài sản chung không chia.

Phương thức xử lý: bàn giao cho UBND huyện nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định tại khoản 10, điểm a, b, c, d và đ khoản 11 Điều 21 để xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Đối với tài sản chung không chia được hình thành do Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ được quy định là tài sản chung không chia.

Phương thức xử lý: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện công tác định giá tài sản chung không chia trong quá trình hoạt động, giải thể, phá sản do một tổ chức thẩm định giá định giá và Đại hội thành viên hoặc Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấp thuận. 

Sau đó bàn giao cho UBND huyện nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã để thực hiện chuyển nhượng, thanh lý tài sản.

Tiền thu được từ chuyển nhượng, thanh lý sau khi trừ đi các chi phí chuyển nhượng, thanh lý tài sản, bao gồm chi phí định giá tài sản, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản, các chi phí khác có liên quan và nộp thuế theo quy định, được trả lại cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phần giá trị tương ứng theo tỷ lệ nguồn hình thành tài sản ban đầu để xử lý theo quy định tại khoản 4 và 5 Điều 101 Luật Hợp tác xã năm 2023 và pháp luật có liên quan, phần giá trị tương ứng tỷ lệ của Nhà nước đã hỗ trợ chuyển vào ngân sách nhà nước cùng cấp.

Đối với tài sản chung không chia là tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc hình thành từ một phần hỗ trợ của nhà nước được xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng đất của HTX, LHHTX.

Phương thức xử lý: Khi giải thể, HTX, LHHTX tiến hành định giá tài sản chung không chia trong quá trình hoạt động, giải thể, phá sản do một tổ chức thẩm định giá định giá và Đại hội thành viên hoặc Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấp thuận.

HTX, LHHTX sau khi định giá xong thì bàn giao tài sản chung không chia gắn liền với đất này cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định tại khoản 10, 11 Điều 21 Nghị định 113/2024/NĐ-CP.

3. Quy trình xử lý quỹ chung không chia và tài sản chung không chia

Quy trình bàn giao và xử lý tài sản chung không chia khi HTX, LHHTX giải thể hoặc phá sản căn cứ khoản 10, khoản 11 Điều 21 Nghị định 113/2024/NĐ-CP được chia thành các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ bàn giao tài sản chung không chia 

Trong 10 ngày kể từ khi gửi nghị quyết giải thể, HTX, LHHTX phải nộp hồ sơ bàn giao quỹ chung không chia, tài sản chung không chia cho UBND huyện nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Hồ sơ bàn giao gồm:

  • Quyết định hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Biên bản bàn giao công trình, tài sản hỗ trợ.

  • Sổ khấu hao tài sản.

  • Văn bản định giá tài sản đối với tài sản chung không chia đã được chuyển nhượng, thanh lý trong quá trình hoạt động.

  • Bản sao phiếu thu tiền từ chuyển nhượng, thanh lý.

  • Bản sao văn bản định giá đối với tài sản chung không chia do tổ chức thẩm định giá định giá.

  • Tài sản khác nếu có.

Bước 2:  Kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ

Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của HTX, LHHTX, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, UBND huyện sẽ có văn bản yêu cầu HTX, LHHTX bổ sung hồ sơ. HTX, LHHTX có thời hạn 03 ngày làm việc để bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Xác định giá trị tài sản (nếu không có hồ sơ)

Trong trường hợp HTX, LHHTX không nộp hồ sơ hoặc không bổ sung hồ sơ theo quy định, UBND  huyện sẽ tự xác định giá trị và tỷ lệ phần vốn Nhà nước hỗ trợ dựa trên tài liệu lưu trữ  của cơ quan chủ quản thực hiện chính sách.

Sau đó, UBND sẽ gửi thông báo về việc xác định giá trị và tỷ lệ phần vốn Nhà nước hỗ trợ cho HTX, LHHTX.

Bước 4: Công khai thông tin tài sản

UBND huyện công khai thông tin về quỹ chung không chia, tài sản chung không chia trên trang thông tin điện tử và Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã trong 30 ngày.

Bước 5: Thành lập Hội đồng thành viên

Sau thời gian công khai là 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định, nếu không có khiếu nại hoặc vướng mắc, UBND huyện thành lập Hội đồng tiếp nhận quỹ chung không chia, tài sản chung không chia và ra quyết định về tiếp nhận kèm theo biên bản bàn giao.

Biên bản bàn giao được lập giữa đại diện HTX/LHHTX và UBND.

Bước 6: Xử lý tài sản chung không chia (trường hợp có nguồn hỗ trợ từ Nhà nước)

Đối với tài sản do nhà nước hỗ trợ toàn bộ thì UBND huyện nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã bàn giao cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xử lý.

Đối với tài sản do nhà nước hỗ trợ một phần thì UBND huyện gửi công văn tới HTX, LHHTX đề nghị cử đại diện Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ, Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn.

HTX, LHHTX có 5 ngày làm việc để gửi văn bản cử đại diện tham gia Hội đồng thanh lý.

Bước 7:  Thành lập hội đồng thanh lý, thực hiện thanh lý

Trong 3 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản từ HTX, LHHTX, UBND huyện sẽ ra quyết định thành lập Hội đồng thanh lý để xử lý tài sản.

Nếu HTX, LHHTX không cử đại diện, Hội đồng thanh lý vẫn được thành lập mà không cần đại diện HTX, LHHTX.

Thanh lý tài sản chung không chia thực hiện trong trường hợp tài sản đã hết khấu hao, lạc hậu, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả.

Bước 8: Báo cáo kết quả thanh lý

Sau khi hoàn tất việc thanh lý, trong 3 ngày làm việc, Hội đồng thanh lý gửi báo cáo kết quả, xác định chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý cho UBND huyện.

Dựa trên báo cáo, UBND huyện sẽ xử lý khoản tiền thu được từ việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản theo quy định.

Trên đây là bài viết "hướng dẫn xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hợp tác xã giải thể, phá sản”.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Dương Huệ