Chị em U40 có dấu hiệu này kiểm tra ngay xem mình có dấu hiệu mãn kinh sớm hay không?

16/10/2024 16:25

Phụ nữ có dấu hiệu tiền mãn kinh sớm có nguy cơ bị loãng xương và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch...

Tiền mãn kinh sớm là gì?

Tiền mãn kinh sớm là tình trạng các dấu hiệu của tiền mãn kinh bắt đầu xuất hiện ở tuổi 30 hoặc sớm hơn. Tiền mãn kinh có thể được hiểu như giai đoạn chuyển tiếp trước khi phụ nữ chính thức bước sang thời kỳ mãn kinh. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ Estrogen – một loại nội tiết tố nữ quan trong do buồng trứng sản xuất, bị giảm dần. Thông thường độ tuổi bắt đầu thời kỳ mãn kinh là 40 tuổi.

Trong khoảng thời gian này, chị em sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng tương tự như thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt không đều, khô âm đạo hoặc bốc hỏa. Sau khi trải qua 12 tháng liên tiếp không có kinh nguyệt, chị em chính thức bước sang thời kỳ mãn kinh.

Chị em U40 có dấu hiệu này kiểm tra ngay xem mình có dấu hiệu mãn kinh sớm hay không?- Ảnh 2.
Ảnh minh họa

Dấu hiệu tiền mãn kinh sớm, chị em nên biết để 

Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Dấu hiệu chính của tiền mãn kinh sớm là các chu kỳ kinh nguyệt không đều, quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn và xuất hiện trước 40 tuổi. Cuối cùng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngừng hoàn toàn và không xuất hiện nữa.

Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm

Bạn có cảm giác nóng xuất hiện đột ngột, bốc hỏa trong thời gian ngắn, thường xảy ra ở mặt, cổ và ngực và có thể làm cho da bạn đỏ bừng và đổ mồ hôi khi ngủ.

Khó ngủ

Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh thường khó ngủ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh hơn so với bình thường.

Giảm ham muốn tình dục

Khi lượng hormone estrogen suy giảm, phụ nữ trong giai đoạn này thường giảm ham muốn tình dục. Thêm vào đó, hormon này suy giảm gây tình trạng khô âm đạo, đau và ngứa hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.

Hay cáu giận

Phụ nữ tiền mãn kinh sớm thường thay đổi cảm xúc rất thất thường, khó kiềm chế cảm xúc. Đôi khi hay lo lắng, trầm buồn, cáu kỉnh hay nóng tính.

Đánh trống ngực

Nhịp tim có thể tăng lên gây ra cảm giác đánh trống ngực ở những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Loãng xương

Đây cũng là dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm. Hormon estrogen suy giảm gây mất lượng lớn canxi ra khỏi xương, gây loãng xương.

Tiền mãn kinh sớm có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe 

Chị em U40 có dấu hiệu này kiểm tra ngay xem mình có dấu hiệu mãn kinh sớm hay không?- Ảnh 3.
Ảnh minh ho

Phụ nữ bắt đầu thời kỳ tiền mãn kinh sớm hơn có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe như người bắt đầu thời kỳ tiền mãn kinh bình thường, gồm có:

Loãng xương do suy giảm nồng độ Estrogen – nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ thống xương ở phụ nữ, khiến xương trở nên kém đặc, yếu và dễ gãy. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.  

Bác sĩ khuyến cáo chị em khi có dấu hiệu: Cường kinh, kinh nguyệt bất thường, rong kinh, xuất huyết bất thường giữa các kỳ kinh, khoảng cách giữa các kỳ kinh quá gần, chảy máu âm đạo sau quan hệ tình dục... thì cần được khám sớm.

Ai có nguy cơ bị tiền mãn kinh sớm?

Thời kỳ mãn kinh là một giai đoạn bình thường trong cuộc đời của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, tùy từng cơ địa, sẽ có người bị sớm, bình thường hoặc muộn.

Theo các chuyên gia y tế, một số yếu tố có thể khiến người phụ nữ bắt đầu tiền mãn kinh sớm hơn, bao gồm:

- Phụ nữ hút thuốc lá: Thời kỳ mãn kinh bắt đầu sớm hơn ở phụ nữ hút thuốc từ 1 đến 2 năm so với phụ nữ không hút thuốc. 

- Phụ nữ có tiền căn gia đình: Phụ nữ có tiền sử gia đình bị mãn kinh sớm có thể bị mãn kinh sớm. 

- Phụ nữ phải điều trị ung thư: Bằng hóa trị hoặc xạ trị vùng chậu có liên quan đến mãn kinh sớm. 

 - Phụ nữ bị cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng.

Cách phòng ngừa triệu chứng tiền mãn kinh sớm 

Để phòng ngừa mãn kinh sớm, chị em nên lựa chọn lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe, giảm bớt các triệu chứng mãn kinh:

- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh.

- Thực hiện các bài tập thể thao như đi bộ, đi bộ đường dài hoặc rèn luyện sức bền. Thực hành thiền hoặc các cách giúp giảm căng thẳng khác.

- Cải thiện vệ sinh giấc ngủ bằng cách tránh màn hình máy tính, ánh sáng xanh và thực hiện các hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ.

- Hạn chế rượu và cafein, nói không với thuốc lá.

- Giảm cân hợp lý nếu có dấu hiệu tăng cân. Việc giảm cân sẽ làm giảm các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm và cải thiện mức năng lượng của bạn.