Đối tượng thuộc diện tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ theo Thông tư 10/2024/TT-BCA
Nội dung bài viết trình bày về đối tượng thuộc diện tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ theo quy định pháp luật hiện hành, theo đó là các quy định pháp luật liên quan.
Đối tượng thuộc diện tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ theo Thông tư 10/2024/TT-BCA (Hình ảnh từ Internet)
1. Đối tượng thuộc diện tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ theo Thông tư 10/2024/TT-BCA
Tại Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định đối tượng thuộc tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ bao gồm:
- Đối tượng thuộc diện tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ, bao gồm:
+ Người chấp hành xong án phạt tù, gồm phạm nhân chấp hành xong án phạt tù và người được tha tù trước thời hạn có điều kiện chấp hành xong thời gian thử thách đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù chưa được xóa án tích;
+ Người được đặc xá, gồm phạm nhân được đặc xá và người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá chưa được xóa án tích.
- Thời gian thực hiện tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ từ ngày chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá cho đến khi có căn cứ kết thúc quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 10/2024/TT-BCA.
- Công an cấp xã nơi người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá về cư trú thực hiện các nội dung quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ đối với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá theo quy định tại Điều 25 Nghị định 49/2020/NĐ-CP.
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang chấp hành thời gian thử thách được tiếp nhận, quản lý theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 và Thông tư 65/2019/TT-BCA quy định về công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng.
2. Phân công tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá
Tại Điều 10 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định về việc phân công tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người đặc xá như sau:
- Căn cứ vào đặc điểm nhân thân người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá và tình hình thực tế ở địa phương, Công an cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể xã hội cấp xã để tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lựa chọn tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức khác và người là thành viên trong tổ chức đó thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ; đảm bảo mỗi một người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá phải có một tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày làm việc với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, Trưởng Công an cấp xã tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định về phân công tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ (Mẫu HCD-06, HCD-07).
Mẫu HCD-06 |
mẫu HCD-07 |
- Công an cấp xã phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành kế hoạch thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá.
- Công an cấp xã tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã để đề nghị người được phân công quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá báo cáo theo định kỳ hằng quý như sau:
+ Trong thời hạn 05 ngày đầu của tháng đầu trong quý, người được phân công quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ gửi bản báo cáo về kết quả quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ đối với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá (Mẫu HCD-08) cho Ủy ban nhân dân cấp xã (qua Công an cấp xã);
Mẫu HCD-08 |
+ Công an cấp xã lưu bản báo cáo vào hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục, làm căn cứ đánh giá và phân loại người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá.