Làm nhà vườn kiểu Huế ở Hungary để nguôi nỗi nhớ quê

17/10/2024 00:01

Phương Thảo, hiện sống tại Hungary, đào ao theo kiểu nhà vườn Huế, trồng rau củ quả để nấu món Việt cho đỡ nhớ quê hương.

Chị Nguyễn Phương Thảo (Sinh năm 1968) là người gốc Huế, đang sinh sống tại Budapest, Hungary. Rời quê hương 40 năm, chị vẫn mang trong mình nỗi nhớ về nguồn cội, tình yêu hoa lá, cỏ cây, về ngôi nhà ở Huế với đủ loại cây ăn trái, rau xanh bố mẹ trồng.
Nguyễn Phương Thảo, sinh năm 1968, là người gốc Huế, đang sinh sống tại Budapest. Rời quê hương 40 năm, chị vẫn khắc khoải nỗi nhớ về nguồn cội, tình yêu hoa lá, cỏ cây, về ngôi nhà ở Huế có đủ loại cây ăn trái, rau xanh bố mẹ trồng.
Mẹ Việt làm vườn ở Hungary
Vì vậy, chị đã mang một số cây từ Việt Nam sang như hoa sen, tường vi, hoa nhài... để tạo dựng khu vườn quanh nhà. Chị trồng cả hồng leo, hồng tỷ muội đến các giống hồng Eden Anh đủ màu, phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu Hungary.
Hoa xuất hiện mọi góc trong khuôn viên nhà chị Thảo, từ cổng chào tới cửa sổ, phòng khách, bàn ăn.
Hoa xuất hiện ở mọi góc trong khuôn viên nhà Phương Thảo, từ cổng chào tới cửa sổ, phòng khách, bàn ăn. Hầu như tuần nào, chị cũng đến cửa hàng bán hoa, cây cảnh để tìm những cây đặc biệt. Chị dành một khoảng thời gian cố định mỗi ngày để chăm sóc vườn, dọn sạch cỏ dại, bón phân thường xuyên. Với các cây nguồn gốc Việt Nam, Phương Thảo dành nhiều công chăm sóc hơn do khí hậu hai nước khác biệt. Khi mùa đông trở nên rét buốt, chị phải đem một số cây sơ tán vào nhà kính hoặc che chắn gốc cẩn thận, tránh bị tuyết làm hỏng.
Chị không gặp mấy khó khăn khi trồng trọt vì tuổi thơ gắn liền với thiên nhiên, ngoại trừ quỹ thời gian eo hẹp vì bận kinh doanh. Chị coi cây hoa như bạn, hay trò chuyện với chúng trong lúc chăm sóc. Chị cho hay: Tôi thà có bình hoa hồng trên bàn còn hơn kim cương đeo trên cổ.Quanh năm, hầu như lúc nào vườn hoa nhà chị cũng nở rộ, đặc biệt là vào mùa hè. Những bông hoa hồng xinh đẹp giúp đầu óc người phụ nữ gốc Huế dịu đi sau một ngày làm việc, đem đến cho chị những cảm xúc khác nhau khi nhìn ngắm chúng. Chị dành thời gian này thu hoạch và làm trà hoa hồng để cùng gia đình thưởng thức tách trà ấm, ngắm tuyết rơi vào mùa đông.
Chị không gặp mấy khó khăn khi trồng trọt vì tuổi thơ gắn liền với thiên nhiên, ngoại trừ quỹ thời gian eo hẹp vì bận kinh doanh. Chị coi cây hoa như bạn, hay trò chuyện với chúng trong lúc chăm sóc. Người phụ nữ gốc Huế cho hay: "Tôi thà có bình hoa hồng trên bàn còn hơn kim cương đeo trên cổ".
Quanh năm, hầu như lúc nào vườn hoa nhà chị cũng nở rộ, đặc biệt vào mùa hè. Những bông hoa hồng xinh đẹp giúp tinh thần của chị dịu đi sau một ngày làm việc. Phương Thảo dành thời gian này thu hoạch và làm trà hoa hồng để cùng gia đình thưởng thức tách trà ấm, ngắm tuyết rơi vào mùa đông.
Chị và những người bạn có một khoảng nhỏ để cùng ngắm hoa, trò chuyện ngay tại sân vườn.
Chị và những người bạn có một khoảng sân nhỏ để cùng ngắm hoa, trò chuyện ngay tại sân vườn.
Đến năm 2006, khi có điều kiện, gia đình chị đã xây sửa tổ ấm mang tên Ngôi nhà Việt theo phong cách Huế, có dáng dấp Đại Nội. Bên ngoài nhà, chị cho đào ao theo kiểu nhà vườn Huế.
Đến năm 2006, khi có điều kiện, gia đình chị đã xây sửa tổ ấm mang tên Ngôi nhà Việt theo phong cách Huế, có dáng dấp Đại Nội. Bên ngoài nhà, chị đào ao theo kiểu nhà vườn Huế.
Chị điểm xuyết các góc nhà với hoa cỏ, từ hàng rào tới ban công, bậu cửa sổ.
Chị điểm xuyết các góc nhà với hoa cỏ, từ hàng rào tới ban công, bậu cửa sổ.
Nhiều khi thời tiết thuận lợi, số lượng cây hoa trong vườn nhà chị nhiều, có những khoảnh đất nhỏ nhưng có đến 4 - 5 cây mọc sát nhau. Cả một vườn hoa đua nhau khoe sắc, bông nào cũng nở to tròn. Vào mùa, cả khu vườn bừng sáng rực rỡ, nhiều khi chỉ thấy hoa chứ không thấy lá, tôi phải cắt bớt đi cho đỡ chật chội, chị tiếp tục.
Nhiều khi thời tiết thuận lợi, số lượng cây hoa trong vườn nhà chị nhiều, có những khoảnh đất nhỏ nhưng 4 - 5 cây mọc sát nhau. "Cả một vườn hoa đua nhau khoe sắc, bông nào cũng nở to tròn. Vào mùa, cả khu vườn bừng sáng rực rỡ, nhiều khi chỉ thấy hoa chứ không thấy lá, tôi phải cắt bớt đi cho đỡ chật chội", chị nói.
Phía bên trong, chị thường trưng bày các vật dụng gắn bó, thân thuộc với đời sống sinh hoạt của người Việt như đôi quang gánh, chõng tre, lu đựng nước mưa. Số vật dụng này đều được chị sưu tầm, mang từ Việt Nam sang. Chị cho hay, ngôi nhà cũng được nhiều đoàn từ Việt Nam đến tham quan khi sang thăm và làm việc tại Hungary. Vào năm 2010, tại Ngôi nhà Việt, gia đình chị cũng từng tổ chức kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Chị cũng thường tổ chức các ngày kỷ niệm dịp lễ của Việt Nam, mời bạn bè, hàng xóm sang chơi. Trong ngày này, chị sẽ nhắc nhớ quê hương qua các món ăn Việt, giới thiệu đặc sản tới bạn bè năm châu. Vì nhiều người yêu thích, chị còn mở các lớp dạy nấu món Việt.
Phía bên trong nhà, chị trưng bày các vật dụng gắn bó, thân thuộc với đời sống sinh hoạt của người Việt như bàn ghế tre, đôi quang gánh, chõng tre, lu đựng nước mưa. Số vật dụng này đều được chị sưu tầm, mang từ Việt Nam sang.
Chị cho hay, ngôi nhà cũng được nhiều đoàn từ Việt Nam đến tham quan khi sang thăm và làm việc tại Hungary. Vào năm 2010, tại Ngôi nhà Việt, gia đình chị từng tổ chức kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Chị cũng thường tổ chức các ngày kỷ niệm giống ở Việt Nam, mời bạn bè, hàng xóm sang chơi. Trong ngày này, chị sẽ nhắc nhớ quê hương qua các món ăn Việt, giới thiệu đặc sản tới bạn bè năm châu. Vì nhiều người yêu thích, chị còn mở các lớp dạy nấu món Việt.
Năm 2020, chị Thảo trồng thêm rau củ quả trong vườn nhà để khuây khỏa nỗi nhớ quê hương trong lúc giãn cách xã hội. Chị lặn lội đến vùng tỉnh lẻ, cách thủ đô Budapest hơn 200 km để thuê một mảnh đất, trồng thử rau củ Việt. Khi trồng thử nghiệm thành công, chị về cải tạo đất ở hai mảnh vườn khác có diện tích 1.400 m2 và 600 m2 để trồng trọt. Các trái bí to lúc lỉu trên cành được người Việt từ Slovakia sang khen ngợi, nể phục sự chăm chỉ của chị, tình yêu với vườn tược.
Năm 2020, Phương Thảo trồng thêm rau củ quả trong vườn nhà để khuây khỏa nỗi nhớ quê hương trong lúc giãn cách xã hội. Chị lặn lội đến vùng tỉnh lẻ, cách thủ đô Budapest hơn 200 km, để thuê một mảnh đất, trồng thử rau củ Việt. Khi thành công, chị về cải tạo đất ở hai mảnh vườn khác có diện tích 1.400 m2 và 600 m2 để trồng trọt.
Chị ưu tiên các loại rau củ quả Việt như rau cải, mồng tơi, khoai lang, bí, bầu, mướp, khổ qua, ngô, đậu, susu, có cả các cây Việt Nam như ngô, ổi, chanh leo, đu đủ. Nhiều bạn bè nước ngoài đã đến vườn của chị để thu hoạch rau củ về nấu. Họ cũng đưa con cái tới vườn để học tập, tìm hiểu về thế giới tự nhiên.
Chị ưu tiên các loại rau củ quả Việt như rau cải, mồng tơi, khoai lang, bí, bầu, mướp, khổ qua, ngô, đậu, susu, ngô, ổi, chanh leo, đu đủ. Nhiều bạn bè nước ngoài đã đến vườn của chị để thu hoạch rau củ về nấu. Họ cũng đưa con cái tới vườn để học tập, tìm hiểu về thế giới tự nhiên.
Để các loại cây trái sinh trưởng, phát triển tốt, trước khi trồng, chị Thảo đều nghiên cứu kỹ đặc tính riêng của từng loại. Không chỉ mát tay trồng hoa, cây ăn quả trong vườn chị cũng đậu trái trĩu trịt, nổi bật là cây táo đỏ được chị trồng cách đây 15 năm. Lần nào, chị cũng thu hoạch không xuể, dùng làm trà, bánh...
Không chỉ mát tay trồng hoa, cây ăn quả trong vườn chị cũng đậu trái trĩu trịt, trong ảnh là cây táo đỏ được trồng vào năm 2006, cách đây gần 20 năm. Lần nào, chị cũng thu hoạch không xuể, dùng làm trà, bánh... Hiện chị đã trồng được 100 gốc táo đỏ ở vườn.
a
Số tiền thu được nhờ bán rau củ quả không đáng là bao nhưng chị Thảo thấy vui vì đã lan tỏa được niềm đam mê ẩm thực Việt trên đất Hungary. Nhiều người dân địa phương cũng học theo chị, xới đất làm vườn khi giãn cách. "Khi làm vườn, tôi không nghĩ có thể đạt thu nhập từ nó, mà mong được sống với đam mê về cây và những gì tuyệt vời thiên nhiên ban tặng. Nhưng sau nhiều năm, giờ vườn cho ra thu nhập khi mọi người từ người Việt tới khách nước ngoài được tự tay hái trái cây, rau quả, tự cân. Tôi tiếp tục mong lan tỏa với cộng đồng Hungary vẻ đẹp văn hóa Việt, tình yêu cây của mình", chị nói. Chị cũng thường xuyên tổ chức các buổi trà Việt, thưởng thức trà táo đỏ, hoa hồng... được người địa phương, du khách hưởng ứng.

>> Xem thêm Bán nhà mặt phố, mua nhà hoang cuối xóm để làm nông dân

Hằng Trần
Ảnh: NVCC