Người lái tàu có bị thổi nồng độ cồn không?
Tàu là phương tiện đường bộ mang tính đặc thù hơn so với ô tô, xe máy. Và việc người lái tàu có bị thổi nồng độ cồn không là băn khoăn của nhiều người.
1. Người lái tàu có bị thổi nồng độ cồn không?
Đầu tiên có thể khẳng định, người lái tàu cũng như người điều khiển các phương tiện khác như ô tô, xe máy đều bị thổi nồng độ cồn.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 24 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu, người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp như sau:
STT | Nồng độ cồn trong máu | Mức phạt | Hình phạt bổ sung |
1 | Lái tàu khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở(điểm b khoản 5 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Từ 06 - 08 triệu đồng | Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 3 tháng đến 5 tháng(điểm b khoản 8 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
2 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (khoản 6 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Từ 16 - 18 triệu đồng | Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 10 tháng đến 12 tháng (điểm c khoản 8 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
3 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn(điểm a, b khoản 7 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Từ 30 - 40 triệu đồng | Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 22 tháng đến 24 tháng(điểm d khoản 8 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Như vậy, theo quy định người lái tàu cũng bị kiểm tra nồng độ cồn và có thể bị xử phạt lên đến 40 triệu đồng đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu đến 24 tháng nếu vi phạm nồng độ cồn.
2. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm nồng độ cồn, phạt bao nhiêu?
Điều 63 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (trừ lái tàu và phụ lái tàu) vi phạm quy định về nồng độ cồn hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng như sau:
STT | Nồng độ cồn trong máu | Mức phạt |
1 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | 02 - 04 triệu đồng |
2 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | 04 - 06 triệu đồng |
3 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | 06 - 08 triệu đồng |
3. Điều khiển tàu quá tốc độ phạt thế nào?
Không chỉ bị xử phạt khi vi phạm nồng độ cồn, người lái tàu còn bị xử phạt khi điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định. Cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng
Đối với hành vi điều khiển tàu, phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp chạy quá tốc độ quy định của Công lệnh tốc độ đến 10 km/h.
Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 - 03 tháng;
(khoản 3 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 24 Điều 2 Nghị định 123/2024/NĐ-CP; điểm a khoản 8 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng
Đối với hành vi lái tàu, người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp điều khiển tàu, phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp chạy quá tốc độ quy định của Công lệnh tốc độ trên 10 km/h đến 20 km/h.
Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 - 03 tháng;
(khoản 4 Điều 66 Nghị định định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 24 Điều 22 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; điểm a khoản 8 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
- Phạt tiền 06 – 08 triệu đồng
Đối với hành vi điều khiển tàu, phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp chạy quá tốc độ quy định của Công lệnh tốc độ trên 20 km/h;
Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 03 - 05 tháng
(điểm 5 khoản 5 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 24 Điều 22 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; điểm b khoản 8 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề người lái tàu có bị thổi nồng độ cồn không?Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.