Mua điện để sinh hoạt nhưng mở tiệm sửa xe máy có sử dụng điện sinh hoạt xử lý thế nào?

18/10/2024 11:33

Mua điện để sinh hoạt nhưng mở tiệm sửa xe máy có sử dụng điện sinh hoạt xử lý thế nào? Pháp luật quy định thế nào đối với hành vi sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng?

1. Mua điện để sinh hoạt nhưng mở tiệm sửa xe máy có sử dụng điện sinh hoạt xử lý thế nào?

1.1. Bán buôn điện, bán lẻ điện, khách hàng sử dụng điện là gì?

Theo khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 3 Luật Điện lực 2004 quy định như sau:

- Bán buôn điện là hoạt động bán điện của đơn vị điện lực này cho đơn vị điện lực khác để bán lại cho bên thứ ba.

- Bán lẻ điện là hoạt động bán điện của đơn vị điện lực cho khách hàng sử dụng điện.

- Khách hàng sử dụng điện là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.

1.2. Mua điện để sinh hoạt nhưng mở tiệm sửa xe máy có sử dụng điện sinh hoạt xử lý thế nào?

Về việc xử lý đối với trường hợp bên mua mua điện để sinh hoạt nhưng mở tiệm sửa xe máy có sử dụng điện sinh hoạt, sẽ căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định 137/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 29 Thông tư 42/2022/TT-BCT, khi bên mua điện có hành vi vi phạm là sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng. Cụ thể là sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thoả thuận trong hợp đồng, thì bên mua điện phải bồi thường thiệt hại cho bên bán điện bằng khoản tiền chênh lệch giá trong thời gian vi phạm mục đích sử dụng điện cộng với lãi suất của khoản tiền chênh lệch giá do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp không xác định rõ thời điểm vi phạm mục đích sử dụng điện được tính với thời gian là 365 ngày. Đồng thời, bên mua sẽ bị phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.

Như vậy, đối với trường hợp bên mua mua điện để sinh hoạt nhưng mở tiệm sửa xe máy có sử dụng điện sinh hoạt là hành vi sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng. Sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên bán điện bằng khoản tiền chênh lệch giá trong thời gian vi phạm mục đích sử dụng điện cộng với lãi suất của khoản tiền chênh lệch giá do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Nếu bên mua điện không xác định được thời điểm mua điện để sinh hoạt nhưng mở tiệm sửa xe máy có sử dụng điện sinh hoạt thì sẽ tính thời gian vi phạm là 365 ngày. Ngoài ra, bên mua còn bị phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.

Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024]

Xử lý đối với trường hợp bên mua mua điện để sinh hoạt nhưng mở tiệm sửa xe máy có sử dụng điện sinh hoạt

Xử lý đối với trường hợp bên mua mua điện để sinh hoạt nhưng mở tiệm sửa xe máy có sử dụng điện sinh hoạt (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện

- Bên mua điện là khách hàng sử dụng điện có sản lượng điện tiêu thụ bình quân từ 1 triệu kWh/tháng trở lên có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.

- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng do bên mua, bán điện thỏa thuận, nhưng không vượt quá 15 ngày tiền điện, được tính trên cơ sở sản lượng điện tiêu thụ trung bình tháng đăng ký trong hợp đồng mua bán điện và giá điện năng giờ bình thường được áp dụng.

- Biện pháp, hình thức, hiệu lực bảo đảm, quyền và nghĩa vụ trong việc bảo đảm do các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng mua bán điện; khuyến khích thực hiện biện pháp bảo lãnh qua ngân hàng.

- Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện trong trường hợp bên mua điện không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, không duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

- Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện không áp dụng đối với các hợp đồng mua bán điện đã có hiệu lực trước thời điểm Nghị định 137/2013/NĐ-CP có hiệu lực, trừ các hợp đồng mua bán điện mà hai bên đã có thỏa thuận về bảo đảm thực hiện hợp đồng.

(Điều 12 Nghị định 137/2013/NĐ-CP)