Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh từ 01/01/2024

Bùi Khánh Ly 20/10/2024 12:03

Thông tư 19/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số nội dung xoay quanh quy định về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.

Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh từ 01/01/2024

Về cơ bản, quy định về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 19/2024/TT-NHNN(sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư 08/2023/TT-NHNN) không có sự thay đổi so với quy định hiện hành.Bên đi vay chỉ được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài áp dụng với các đối tượng như sau:- 30% đối với ngân hàng thương mại;- 150% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.Tuy nhiên, Thông tư 19 đã mở rộng phạm vi vay ngắn hạn nước ngoài.Theo đó, các quy định về tỷ lệ giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 08/2023/TT-NHNN không áp dụng trong trường hợp khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành thư tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh từ 01/01/2024Giới hạn vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Từ ngày 01/01/2024, trường hợp bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì giới hạn vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh thì giới hạn vay nước ngoài vẫn thực hiện như quy định hiện hành.

Theo đó, tại Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, giới hạn vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như sau:- Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư:
  • Số dư nợ gốc của các khoản vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho dự án đầu tư tối đa không vượt quá giới hạn vay vốn của dự án đầu tư.
  • Giới hạn vay vốn của dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN là phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư và vốn góp của nhà đầu tư đã ghi nhận tại Giấy chứng nhận.
- Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay:Số dư nợ vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho mục đích này không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.- Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay:
  • Số tiền vay nước ngoài phục vụ mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài tối đa không vượt quá tổng giá trị dư nợ gốc, số tiền lãi, phí chưa thanh toán của khoản nợ nước ngoài hiện hữu và phí của khoản vay mới được xác định tại thời điểm cơ cấu.
  • Trường hợp khoản vay nước ngoài mới là khoản vay trung, dài hạn, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn khoản vay mới, bên đi vay phải thực hiện việc trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu để sau thời gian 05 ngày làm việc nêu trên, bên đi vay đảm bảo các giới hạn vay vốn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN.
Lưu ý: Các khoản vay ngắn hạn nước ngoài không phải tuân thủ quy định về giới hạn vay nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN.Cũng theo Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, tỷ giá để tính toán giới hạn vay nước ngoài được xác định trong từng trường hợp như sau:- Đối với mục đích vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư: Nếu đồng tiền vay nước ngoài khác với đồng tiền được ghi nhận tại Giấy chứng nhận, bên đi vay sử dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính hoặc thỏa thuận thay đổi liên quan đến giá trị khoản vay để tính giới hạn vay.- Đối với mục đích vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay:Nếu nhu cầu vốn vay tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài được tính toán bằng đồng tiền khác với đồng tiền vay nước ngoài, bên đi vay sử dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính để tính giới hạn vay.- Đối với mục đích vay nước ngoài để cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay:Nếu đồng tiền vay nước ngoài của khoản vay nước ngoài mới khác với đồng tiền vay nước ngoài của khoản vay nước ngoài hiện hữu, bên đi vay sử dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ theo thông báo của Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) để tính giới hạn vay.Trên đây là nội dung tham khảo về vấn đề: Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh từ 01/01/2024. 

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Bùi Khánh Ly