Giá gạo ổn định trở lại sau chính sách của Ấn Độ
Giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua hầu hết ổn định. Giá gạo xuất khẩu sau khi trở về mức giá thấp nhất kể từ tháng 7/2023 cũng không có biến động mạnh.
Các thương nhân cho biết giá gạo tại Bangladesh tiếp tục tăng trong tuần này do ảnh hưởng của tình hình lũ lụt.
Về thị trường nông sản Mỹ, trong phiên giao dịch ngày 18/10, giá lúa mỳ kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago đã giảm mạnh, khi giới phân tích dự báo mưa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng trồng lúa mỳ trên toàn cầu.Bên cạnh đó, sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu của Nga cũng làm dấy lên lo ngại rằng các công ty ngũ cốc thương mại của Mỹ sẽ phải giữ lượng lớn nguồn cung lúa mỳ.Giá ngô và đậu tương kỳ hạn cũng giảm, nhưng vẫn được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ. Trong khi đó, giá dầu thô suy yếu cũng góp phần tạo nên tâm lý tiêu cực cho thị trường.Phiên này, giá lúa mỳ trong hợp đồng có kỳ hạn giao gần nhất trên CBOT đã giảm 19 xu Mỹ xuống 5,705 USD/bushel. Tương tự, giá đậu tương trong hợp đồng có kỳ hạn giao gần nhất giảm hơn 17 xu xuống 9,715 USD/bushel và giá ngô trong hợp đồng có kỳ hạn giao gần nhất giảm 2,5 xu xuống còn 4,0425 USD/bushel.Các vùng trồng lúa mỳ khô hạn ở miền Nam nước Nga và miền Trung của Mỹ đã có mưa trở lại, giúp xoa dịu phần nào lo ngại về ảnh hưởng của hạn hán đến cây trồng.Tại Nga, Hiệp hội các nhà xuất khẩu ngũ cốc Nga cho biết, những nhà xuất khẩu ngũ cốc của quốc gia cung cấp lúa mỳ lớn nhất thế giới này sẽ bán trực tiếp cho các chính phủ, trong khi những đơn vị trúng thầu quốc tế không phải của Nga sẽ chỉ nhận được lúa mỳ của Nga nếu họ có thỏa thuận mua bán dài hạn với các công ty Nga.Ông Mike Zuzolo, Chủ tịch công ty Global Commodity Analytics, cho biết quyết định này đã ảnh hưởng đến giá lúa mỳ kỳ hạn, cũng như giá cổ phiếu của các công ty kinh doanh ngũ cốc như Archer-Daniels-Midland và Bunge Global.Ông Zuzolo cho biết thêm rằng các công ty kinh doanh ngũ cốc thương mại lo ngại về khả năng dư thừa lượng lúa mỳ lớn nếu việc Nga giao dịch trực tiếp với người mua quốc tế.Đối với ngô, giá ngô thấp của Mỹ đang thúc đẩy nhu cầu từ Mexico và các thị trường khác.Bên cạnh đó, bà Susan Stroud, nhà phân tích của NoBullAg.com, nhận định nhu cầu từ khu vực Vịnh Mexico cũng đã hỗ trợ phần nào cho giá đậu tương.Về thị trường cà phê thế giới, trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này, giá cà phê thế giới đảo chiều tăng trở lại trên cả hai sàn.Cụ thể, trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Robusta giao tháng 11/2024 tăng 7 USD/tấn, lên 4.692 USD/tấn, trong khi giá của hợp đồng giao tháng 1/2025 tăng 9 USD/tấn, lên 4.607 USD/tấn.Tương tự, trên sàn ICE Futures US, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 tăng 2,05 xu/lb, lên 257,20 xu/lb, trong khi giá của hợp đồng giao tháng 3/2025 tăng 1,90 xu/lb, lên 255,75 xu/lb (1 lb = 0,4535 kg).Giá cà phê hiện nay nhìn chung đang trên đà giảm do nguồn cung cà phê không còn căng thẳng. Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định kéo dài thời gian áp dụng Luật chống phá rừng thêm 12 tháng. Các nhà nhập khẩu lớn sẽ bắt đầu tuân thủ luật này từ 30/12/2025. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thời hạn đến 30/6/2026 để đáp ứng các yêu cầu của luật.Còn tại Việt Nam, ngày 19/10, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên đồng loạt giảm mạnh 2.000 đồng/kg, qua đó đưa mức giá trung bình hiện ở quanh mốc 111.100 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê tại Đắk Lắk đang ở mức 111.200 đồng/kg, tại Lâm Đồng là 110.800 đồng/kg. Cà phê tại Gia Lai và Đắk Nông được thu mua ở các mức lần lượt 111.300 đồng/kg và 111.400 đồng/kg.Hoạt động giao dịch cà phê tại Việt Nam hiện chưa có nhiều khởi sắc, khi các thương nhân đang chờ đợi nguồn cung mới từ vụ mùa tới.Theo báo cáo của hãng tin Reuters, sản lượng cà phê niên vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm từ 5 - 10% so với niên vụ trước. Điều này đã và đang khiến giá cà phê đầu niên vụ 2024 - 2025 duy trì ở mức cao, với giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên luôn trên mức 110.000 đồng/kg, gần gấp đôi so với niên vụ trước.