Quy chế bầu cử trong Đảng: Đề cử và thủ tục đề cử
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Quyết định 190-QĐ/TW ngày 10/10/2024 về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng, trong đó quy định về đề cử và thủ tục đề cử.
Đề cử và thủ tục đề cử
1. Đề cử được áp dụng trong các trường hợp sau:
Điều 11. Việc ứng cử, đề cử của cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư
1. Cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp uỷ đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp uỷ.
2. Ở các hội nghị của ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp uỷ đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp uỷ.
3. Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.
a) Đoàn chủ tịch (chủ tịch) đại hội (hội nghị) đề cử danh sách nhân sự do cấp uỷ triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị.
b) Ở đại hội đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp uỷ cấp mình.
c) Ở đại hội đại biểu, đại biểu chính thức đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp uỷ; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
d) Uỷ viên ban chấp hành đề cử uỷ viên ban chấp hành khác để được bầu vào ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành; đề cử uỷ viên ban thường vụ để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 11 của Quy chế này).
đ) Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề cử Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Uỷ viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 11 của Quy chế này).
e) Uỷ viên ban chấp hành đề cử uỷ viên ban chấp hành khác để được bầu làm uỷ viên uỷ ban kiểm tra; đề cử uỷ viên uỷ ban kiểm tra để được bầu làm chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra (trừ các trường hợp quy định tại Điều 11 của Quy chế này).
g) Uỷ viên uỷ ban kiểm tra đề cử uỷ viên uỷ ban kiểm tra khác để được bầu làm phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
2. Thủ tục đề cử:
a) Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức của tổ chức đảng cấp mình bằng hình thức đề cử trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, việc đề cử đảng viên chính thức không phải là đại biểu chính thức của đại hội để được bầu vào cấp uỷ bằng văn bản, có ý kiến đồng ý của người được đề cử.
b) Ở đại hội đại biểu cấp huyện và tương đương trở lên, đại biểu chính thức của đại hội đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp uỷ; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
Đại biểu chính thức của đại hội khi đề cử đảng viên không phải là đại biểu của đại hội để bầu vào cấp uỷ thì phải đề cử bằng văn bản kèm hồ sơ của người đó theo quy định và phải được sự đồng ý của người được đề cử bằng văn bản.
c) Cấp uỷ triệu tập đại hội có nhiệm vụ giúp đại hội thẩm tra, xác minh lý lịch, tiêu chuẩn của người được đề cử, ứng cử tại đại hội.
3. Người đề cử nhân sự tham gia cấp uỷ tại đại hội phải chịu trách nhiệm trước đại hội về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia cấp uỷ của người mà mình đề cử. Sau đại hội, nếu xác minh người được đề cử không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì tuỳ theo mức độ vi phạm, người đề cử sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của Đảng.