Quan hệ sau khi tháo vòng tránh thai cần lưu ý những gì?
Sử dụng vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn. Để bảo vệ sức khỏe, khoảng 7 – 10 ngày sau khi tháo vòng mới nên quan hệ trở lại. Nên thực hiện động tác “yêu” nhẹ nhàng, không nên thô bạo.
Trên thực tế, rất nhiều phụ nữ cho rằng chỉ khi nào mong muốn có thai thì mới cần tháo vòng, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Việc đặt vòng chỉ giúp bạn phòng tránh thai trong một khoảng thời gian.
Nếu bạn để vòng tránh thai quá lâu trong cơ thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tử cung vì các loại vòng đều có thời hạn sử dụng nhất định. Cụ thể, một số vấn đề sức khỏe có thể gặp phải khi tháo vòng tránh thai không đúng thời hạn là:
Vòng tránh thai ở quá lâu trong cơ thể rất dễ bám chặt vào các lớp cơ tử cung và gây tổn thương cơ quan này, một số trường hợp nghiêm trọng còn dẫn đến thủng tử cung.
Khi hết thời hạn sử dụng, vòng tránh thai có thể bị gãy dẫn đến tình trạng tháo sót vòng hoặc rất khó khăn khi tháo vòng.
Thời gian trong tử cung quá lâu có thể khiến vòng di lệch khỏi vị trí ban đầu, ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng và dễ xảy ra một số tình trạng viêm nhiễm ở tử cung hay buồng trứng, thậm chí mang thai ngoài ý muốn, nguy hiểm là thai ngoài tử cung...
Tháo vòng tránh thai như thế nào?
Thủ thuật tháo vòng tránh thai cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn và không để lại di chứng cho chị em sau này.
Dù lựa chọn thực hiện tháo vòng tránh thai ở đâu cũng đều có chung quy trình thực hiện: Bác sĩ xác định dây nối với vòng tránh thai, tiến hành kéo để lấy vòng ra khỏi tử cung.
Trong trường hợp không thấy được dây vòng hoặc kéo dây không tháo được vòng, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc nội soi để xác định vị trí vòng tránh thai và tháo vòng với sự trợ giúp của các thiết bị y tế.
Các triệu chứng thường gặp sau khi tháo vòng tránh thai
Chỉ đau nhẹ vùng tử cung nếu tháo vòng tránh thai kịp thời. Trường hợp tháo vòng quá muộn sẽ gây đau nhiều hơn hoặc có thể chảy máu do niêm mạc tử cung, cổ tử cung bị tổn thương do vòng đã dính chặt vào thành tử cung hoặc bị vỡ.
Với những trường hợp này, các bác sĩ sẽ kiểm tra, theo dõi để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Sau khi tháo vòng, bạn cũng có thể bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chậm kinh. Bạn nên theo dõi tình trạng kinh nguyệt của mình xem có cải thiện không.
Có những thay đổi về tâm sinh lý: Thông thường sau khi tháo vòng, chị em thường cảm thấy khó chịu, bực bội, có thể tức giận vô cớ... Tuy nhiên tình trạng đó sẽ biến mất khi nội tiết tố trong cơ thể có thể tự điều chỉnh ở mức ổn định.
Quan hệ sau khi tháo vòng tránh thai cần lưu ý những gì?
Không tháo vòng tránh thai trừ khi bạn cảm thấy thật sự không khỏe hoặc bị bệnh cấp tính. Nếu bị viêm nhiễm vùng kín thì phải điều trị dứt điểm trước khi tháo vòng.
Đưa vòng tránh thai vào tử cung có thể ảnh hưởng đến tử cung, vì vậy không nên sinh con ngay sau khi tháo vòng tránh thai.
Khi bộ phận tử cung chưa bình phục hoàn toàn thì lúc này việc có thai hay sinh nở sẽ nghiễm nhiên có những ảnh hưởng tiêu cực tới sự lớn lên và phát triển của em bé.
Thời gian mang thai tốt nhất là tháng thứ 2 - 3 sau khi tử cung ổn định và hồi phục. Cần bổ sung đầy đủ vitamin, axit folic, sắt, canxi... khi dự định có thai trở lại. Sau khi tháo vòng, hãy vệ sinh vùng kín đúng cách và kỹ lưỡng bằng dung dịch tẩy rửa thích hợp.
Đừng tắm quá lâu. Uống thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm do bác sĩ kê đơn để tránh nhiễm trùng âm đạo. Khoảng 1 tháng sau khi tháo vòng, nên siêu âm và kiểm tra vùng kín để đảm bảo an toàn.