Freelancer có được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Freelancer có được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Freelancer sẽ được hưởng những chế độ gì khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
1. Freelancer là gì?
Freelancer, hay còn gọi là người lao động tự do, là những cá nhân làm việc độc lập, không ràng buộc bởi một công ty hay tổ chức nào. Khác với nhân viên công ty làm việc toàn thời gian và có hợp đồng lao động cố định, freelancer tự do lựa chọn dự án, thời gian làm việc và không gian làm việc.
Công việc của freelancer vô cùng đa dạng, từ thiết kế đồ họa, viết lách, lập trình đến dịch thuật, tư vấn...
Ưu điểm của freelancer là sự tự do lớn, cho phép tự quyết định thời gian, lựa chọn dự án và làm việc từ bất kỳ đâu có internet, giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Freelancer còn có cơ hội làm việc với nhiều khách hàng, mở rộng mạng lưới và nâng cao kỹ năng.
Tuy nhiên, thu nhập của freelancer có thể không ổn định, đặc biệt là khi mới bắt đầu. Ngoài ra, thị trường freelancer rất cạnh tranh, đòi hỏi bạn phải không ngừng nâng cao kỹ năng và tìm kiếm khách hàng mới.
Lưu ý: Khái niệm nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
2. Freelancer có được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về đối tượng gia bao hiểm xã hội bắt buộc là người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Theo đó, đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nêu trên.
Như đã phân tích ở Mục 1, bản chất freelancer là người lao động làm việc tự do không ràng buộc bởi một công ty hay tổ chức nào. Vì vậy freelancer thông thường sẽ ký hợp đồng dịch vụ thay vì hợp đồng lao động.
Như vậy, freelancer không được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động. Tuy nhiên, họ có thể tham gia bảo hiểm xã hôi tự nguyện theo quy định của pháp luật.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
Freelancer không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
3. Freelancer sẽ được hưởng những chế độ gì khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ: Hưu trí và Tử tuất.
Theo đó, freelancer tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí theo quy định từ Điều 72 đến Điều 79 và chế độ tử tuất quy định tại Điều 80, Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Từ ngày 01/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành, freelancer tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng các chế độ sau:
- Trợ cấp thai sản.
- Hưu trí.
- Tử tuất.
- Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
4. Có phải freelancer được hưởng chế độ thai sản từ tháng 7/2025?
Xem chi tiết tại bài viết: Có phải freelancer được hưởng chế độ thai sản từ tháng 7/2025?
5. Freelancer có được tham gia công đoàn không?
Xem chi tiết tại bài viết: Freelancer có được tham gia công đoàn không?
6. Freelancer đóng bao nhiêu tiền thuế TNCN?
Xem chi tiết tại bài viết: Freelancer đóng bao nhiêu tiền thuế TNCN?
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Luật Bảo hiểm xã hội 2014 … 3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất … |