Có phải Freelancer sẽ được hưởng chế độ thai sản từ tháng 7/2025?

23/10/2024 16:34

Có phải freelancer hay còn gọi là người lao động tự do sẽ được hưởng chế độ thai sản từ tháng 7/2025?

1. Freelancer là gì?

Freelancer là người lao động tự do, không thuộc biên chế chính thức của bất kỳ công ty hay tổ chức nào. Họ thực hiện các dự án hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng ngắn hạn cho nhiều khách hàng khác nhau (thông thường là hợp đồng dịch vụ).

Freelancer có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như viết lách, thiết kế, lập trình, marketing, và tư vấn. Điểm nổi bật của freelancer là tính linh hoạt trong công việc, có thể tự do lựa chọn thời gian, địa điểm làm việc và dự án phù hợp với kỹ năng của mình.

Lưu ý: Định nghĩa trên mang tính chất tham khảo.

File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024]
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024]
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024

freelancer

Giải đáp thắc mắc Freelancer là gì, có phải Freelancer được hưởng chế độ thai sản từ tháng 7/2025

(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Freelancer (người lao động tự do) có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Căn cứ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, một trong những đối tượng người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Theo đó, người làm việc theo hợp đồng lao động mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo phân tích ở Mục 1, freelacer không làm việc theo hợp đồng lao động (thông thường là hợp đồng dịch vụ). Vì vậy freelancer không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các chế độ bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội tự nguyên bao gồm: Hưu trí và tử tuất.

Vì vậy, freelancer (người lao động tự do) không được hưởng chế độ thai sản.

3. Có phải Freelancer (người lao động tự do) được hưởng chế độ thai sản từ tháng 7/2025?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025), bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

- Trợ cấp thai sản.

- Hưu trí.

- Tử tuất.

- Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Theo đó, từ ngày 01/7/2025, người tham gia bảo biểm xã hội tự nguyện được hưởng trợ cấp thai sản.

Vì vậy từ tháng 7/2025 Freelancer (người lao động tự do) sẽ được hưởng trợ cấp thai sản.

Mức trợ cấp thai sản là 2 triệu đồng cho mỗi con được sinh ra và mỗi thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ (khoản 1 Điều 95 Luật Bảo hiểm xã hội 2024).

4. Lao động tự do (Freelancer) có được tham gia công đoàn không?

Xem chi tiết tại bài viết:Lao động tự do (Freelancer) có được tham gia công đoàn không?

5. Lao động tự do (Freelancer) đóng bao nhiêu tiền thuế TNCN?

Xem chi tiết tại bài viết:Lao động tự do (Freelancer) đóng bao nhiêu tiền thuế TNCN?

Điều 513. Hợp đồng dịch vụ - Bộ luật Dân sự 2015

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ - Bộ luật Dân sự 2015

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Điều 515. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ - Bộ luật Dân sự 2015

1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.

2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.

Điều 516. Quyền của bên sử dụng dịch vụ - Bộ luật Dân sự 2015

1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại