Bộ Tài chính trả lời đề nghị bổ sung hoặc ban hành mới Nghị định quy định về bảo hiểm phi nông nghiệp
Bộ Tài chính trả lời đề nghị bổ sung hoặc ban hành mới Nghị định quy định về bảo hiểm phi nông nghiệp là nội dung được quy định trong Công văn 10805/BTC-QLBH năm 2024.
Bộ Tài chính trả lời đề nghị bổ sung hoặc ban hành mới Nghị định quy định về bảo hiểm phi nông nghiệp (Hình từ Internet)
Ngày 09/10/2024, Bộ Tài chính ban hành Công văn 10805/BTC-QLBH năm 2024 trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Trà Vinh gửi đến sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Bộ Tài chính trả lời đề nghị bổ sung hoặc ban hành mới Nghị định quy định về bảo hiểm phi nông nghiệp
Theo đó, đối với đề nghị xem xét bổ sung hoặc ban hành mới Nghị định quy định về bảo hiểm phi nông nghiệp để các hộ kinh doanh lĩnh vực này đảm bảo các quyền lợi như tham gia bảo hiểm nông nghiệp của cử tri tỉnh Trà Vinh do Ban dân nguyện, Ủy ban thường vụ Quốc hội chuyển tới Bộ Tài chính thì Bộ Tài chính trả lời cụ thể trong Công văn 10805/BTC-QLBH năm 2024 như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022
“Điều 7. Các loại hình bảo hiểm
1. Các loại hình bảo hiểm bao gồm:
a) Bảo hiểm nhân thọ:
b) Bảo hiểm sức khỏe;
c) Bảo hiểm phi nhân thọ ”.
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 không có quy định về bảo hiểm phi nông nghiệp và không giao Chính phủ quy định về bảo hiểm phi nông nghiệp.
- Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 46/2023/NĐ-CP:
“Điều 4. Nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
1. Bảo hiểm tài sản.
2. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
3. Bảo hiểm hàng không.
4. Bảo hiểm xe cơ giới.
5. Bảo hiểm cháy, nổ.
6. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
7. Bảo hiểm trách nhiệm.
8. Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.
9. Bảo hiểm nông nghiệp.
10. Bảo hiểm bảo lãnh.
11. Bảo hiểm thiệt hại khác.”
Như vậy, trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, ngoài nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp còn có 10 nghiệp vụ bảo hiểm khác không phải bảo hiểm nông nghiệp.
Thị trường bảo hiểm hiện nay có 32 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, có hàng nghìn chi nhánh, địa điểm kinh doanh, cung cấp hàng nghìn sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn, tham gia sản phẩm bảo hiểm cụ thể phù hợp với nhu cầu của mình.
Trên đây là trả lời của Bộ Tài chính đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Trà Vinh, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh để trả lời cử tri.
Chính sách phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Chính sách phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 bao gồm:
- Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đầu tư trở lại nền kinh tế, tái đầu tư, xây dựng thị trường bảo hiểm.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện đối với việc triển khai và tham gia các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các sản phẩm bảo hiểm vi mô và các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh, xã hội.
Xem thêm Công văn 10805/BTC-QLBH ban hành ngày 09/10/2024.