Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có giấy vận tải có phạt chủ xe không?
Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có giấy vận tải có phạt chủ xe không? Nếu có thì pháp luật quy định mức xử phạt đối với hành vi này là bao nhiêu tiền?
1. Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có giấy vận tải có phạt chủ xe không?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ. Cụ thể là phạt tiền từ 800 đến 1 triệu đồng đối hành vi vi phạm điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu.
Như vâỵ, đối với người có hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có giấy vận tải bằng văn bản giấy theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 800 đến 1 triệu đồng.
File Excel tính còn bao nhiêu ngày nữa tới các dịp nghỉ Lễ, Tết |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
File Excel tính tiền lương hàng tháng của người lao động năm 2024 |
Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có giấy vận tải có phạt chủ xe không
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Tài xế lái xe kinh doanh vận tải không lái xe liên tục quá 04 giờ (áp dụng từ đầu năm 2025)
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết >> Tài xế lái xe kinh doanh vận tải không lái xe liên tục quá 04 giờ (áp dụng từ đầu năm 2025)
3. Tài xế xe kinh doanh vận tải trên đường cần mang theo giấy tờ gì?
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết >> Tài xế xe kinh doanh vận tải trên đường cần mang theo giấy tờ gì?
4. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô. Cụ thể kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô cần đáp ứng 02 điều kiện dưới đây:
(i) Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
(ii) Trước ngày 01/07/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét.
- Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Điều 17. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô - Nghị định 10/2020/NĐ-CP 1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh). 2. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm: a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh; b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp; c) Người đại diện theo pháp luật; d) Các hình thức kinh doanh; đ) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. 3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. |