Cập nhật dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất (Dự thảo 5)
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung chi tiết về cập nhật dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất (Dự thảo 5)
Cập nhật dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất (Dự thảo 5) (Hình từ internet)
Cập nhật dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất (Dự thảo 5)
Ngày 17/10/2024, Chính phủ có Tờ trình số 656/TTr-CP gửi Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo. Theo chương trình, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV.
dự thảo Luật Nhà giáo (dự thảo 5) |
Theo đó, Luật này quy định về hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế đối với nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo.
Luật này áp dụng đối với:
- Nhà giáo được tuyển dụng, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục.
- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của nhà giáo.
Dự kiến, Luật Nhà giáo sẽ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và được thông qua ở kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) (Nghị quyết 129/2024/QH15)
Nguyên tắc quản lý và phát triển nhà giáo
- Bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sự thống nhất quản lý của Nhà nước, trách nhiệm trực tiếp của cơ quan quản lý giáo dục.
- Thực hiện chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
- Thực hiện bình đẳng giới; bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, hoạt động nghề nghiệp giữa nhà giáo của cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập.
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của nhà giáo.
- Thực hiện phân cấp, phân quyền; có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý và phát triển nhà giáo.
- Bảo đảm quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý và phát triển nhà giáo.
- Bảo đảm việc quản lý nhà giáo thống nhất với quy định của pháp luật về viên chức và quy định của pháp luật về lao động.
(Điều 5 dự thảo Luật)
Chính sách của nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo; bảo đảm số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nhà giáo, đặc biệt nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo đang công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thu hút, trọng dụng người có trình độ cao, người có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt, người có kỹ năng nghề cao làm nhà giáo.
- Thu hút nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp.
- Ưu tiên về tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo.
- Khuyến khích nhà giáo đổi mới, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có chính sách đào tạo nguồn nhà giáo và bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp liên tục đối với nhà giáo.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để nhà giáo Việt Nam tham gia học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật với cơ sở giáo dục và tổ chức nước ngoài; nhà giáo, nhà khoa học là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật với cơ sở giáo dục, tổ chức ở Việt Nam.
- Huy động các nguồn lực xã hội cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.
(Điều 6 dự thảo Luật)