Trái phiếu là gì? Tổng hợp các quy định mới nhất về trái phiếu năm 2024
Trái phiếu là gì? Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Dưới đây là tổng hợp các quy định mới nhất về trái phiếu năm 2024.
1. Trái phiếu là gì? Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (khoản 1 Điều 2 Nghị định 153/2020/NĐ-CP).
Nói cách khác trái phiếu là một loại chứng khoán nợ mà người phát hành cam kết vay tiền từ người nắm giữ trái phiếu với nghĩa vụ trả lại vốn gốc sau một thời gian nhất định, đồng thời trả lãi suất theo kỳ hạn quy định. Đây là cách doanh nghiệp hoặc chính phủ huy động vốn để đầu tư vào các dự án hoặc hoạt động khác nhau.
Ví dụ về trái phiếu: Vào năm 2020, Tập đoàn A đã phát hành trái phiếu quốc tế có tổng trị giá 500 triệu USD với lãi suất 3% mỗi năm. Mục đích của đợt phát hành này là để huy động vốn cho các dự án phát triển và mở rộng kinh doanh của tập đoàn. Trái phiếu này được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore.
>>Trên đây là giải đáp “Trái phiếu là gì?”. Xem thêm bài viết: Đặc điểm của trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp? Có gì giống và khác nhau?
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp(cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Trái phiếu là gì? Ví dụ về trái phiếu, tổng hợp các quy định mới nhất về trái phiếu năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
2. Tổng hợp các quy định mới nhất về trái phiếu năm 2024
Các quy định về trái phiếu năm 2024 | Nội dung chi tiết |
Phát hành trái phiếu ở nước ngoài | Xem chi tiết TẠI ĐÂY |
Điều kiện, hồ sơ chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng | Xem chi tiết TẠI ĐÂY |
Điều kiện, hồ sơ chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng | Xem chi tiết TẠI ĐÂY |
Điều kiện, hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng | Xem chi tiết TẠI ĐÂY |
Phát hành trái phiếu riêng lẻ ở trong nước | Xem chi tiết TẠI ĐÂY |
Những vấn đề chung về trái phiếu doanh nghiệp | Xem chi tiết TẠI ĐÂY |
Quy định về việc mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài | Xem chi tiết TẠI ĐÂY |
Đăng ký, lưu ký trái phiếu | Xem chi tiết TẠI ĐÂY |
Thanh toán lãi, gốc trái phiếu | Xem chi tiết TẠI ĐÂY |
Đăng ký giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ | Xem chi tiết TẠI ĐÂY |
Đăng ký niêm yết trái phiếu doanh nghiệp | Xem chi tiết TẠI ĐÂY |
3. Chào bán trái phiếu ra công chúng phải đảm bảo điều kiện gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019, chào bán trái phiếu ra công chúng phải đảm bảo điều kiện sau:
(i) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
(ii) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm.
(iii) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
(iv) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
(v) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán.
(vi) Đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019.
(vii) Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng.
(viii) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán.
(ix) Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
Trên đây là giải đáp thắc thắc mắc “Trái phiếu là gì?” và tổng hợp các quy định mới nhất về trái phiếu năm 2024.