Những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi
Dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đề xuất mở rộng quyền lợi thanh toán BHYT với người đến cơ sở khám chữa bệnh cơ bản, chuyên sâu.
7 điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi
Sáng 24/10, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT). Trong lần sửa đổi này, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung những vấn đề mang tính cấp bách tập trung vào 4 chính sách. Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT như sau:
Hiện nay | Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung | Nội dung sửa đổi, bổ sung | |
Đối tượng tham gia BHYT | Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từđủ 3 tháng trở lên | HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên | Rút ngắn thời gian trong HĐLĐ |
Mở rộng phạm vi quyền lợi của bệnh nhân | Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con | - Khám bệnh, chữa bệnh,bao gồm khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa, - Chi phí cho sử dụng máu, chế phẩm máu, thuốc, thiết bị y tế, khí y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế, vật tư, dụng cụ, công cụ, hóa chất sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của quỹ. | Bổ sung "hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa", bổ sung chi phí sử dụng máu, chế phẩm... được hưởng BHYT |
Điều chỉnh chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp người dân tự đến | - Theo cơ chế thông tuyến huyện, thông tuyến tỉnh. Với tuyến Trung ương, nếu điều trị nội trú được hưởng 40% mức hưởng ghi trên thẻ BHYT, còn ngoại trú không được thanh toán | Thanh toán 100% chi phí nội và ngoại trú theo tỷ lệ phần trăm mức hưởng cho người bệnh tự đến cơ sở thuộc cấp cơ bản hoặc chuyên sâu trong trường hợp chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao theo danh mục bệnh, kỹ thuật quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế | Bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo,... được lên thẳng cấp chuyên môn cao |
Thanh toán BHYT với người tự đi khám chữa bệnh cấp cơ bản, chuyên sâu đã được phân tuyến tỉnh trước năm 2025 | Thanh toán 100% với điều trị nội trú, không thanh toán với ngoại trú (thường gọi là thông tuyến tỉnh) | Từ ngày 1/1/2025: thanh toán như thông tuyến tỉnh hiện nay (100% nội trú, 0% ngoại trú) Từ ngày 1/7/2026: thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú và 50% chi phí ngoại trú theo tỷ lệ phần trăm mức hưởng. | Mở rộng quyền lợi |
Trường hợp không được hưởng BHYT | Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi. | Điều trị lác và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp người dưới 18 tuổi. | Người từ 6 đến dưới 18 tuổi điều trị lác và tật khúc xạ của mắt được hưởng BHYT |
Sử dụng quỹ bảo hiểm y tế | - 90% số tiền đóng BHYT dành cho khám bệnh, chữa bệnh; - 10% số tiền đóng dành cho quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng cho quỹ dự phòng. | - 91% số tiền đóng dành cho khám bệnh, chữa bệnh - 9% số tiền đóng dành cho quỹ dự phòng, chi tổ chức và hoạt động quản lý quỹ, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng cho quỹ dự phòng. | Điều chỉnh giảm 1% tỷ lệ chi phí quản lý quỹ từ 5% còn 4% để tăng chi trực tiếp cho khám chữa bệnh từ 90% lên 91% từ đầu năm |
Xử lý vi phạm | Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng | Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng, trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền BHYT chậm đóng, trốn đóng và số ngày chậm đóng, trốn đóng vào quỹ BHYT | Cụ thể hóa chế tài xử lý việc chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế |
Tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT | Tổ chức BHYT tạm ứng một lầnbằng 80%chi phí khám chữa bệnh BHYT theo báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở. | Tổ chức BHYT tạm ứng một lầnbằng 90%chi phí khám chữa bệnh BHYT theo báo cáo quyết toán quý trước. | Nâng tỷ lệ tạm ứng chi phí khám chữa bệnh BHYT cho cơ sở khám chữa bệnh hằng quý từ 80% lên 90% |
Cuối năm 2023, Việt Nam có hơn 93 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ là 93,35%. Mục tiêu đặt ra vào năm 2030 là nâng tỷ lệ này lên trên 95%. Luật BHYT sửa đổi được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, nếu được thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025; một số quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.