Trẻ bị viêm phế quản nên kiêng gì? Nên ăn gì là tốt nhất?
Khi trẻ mắc bệnh thì một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Những thông tin dưới đây nhằm giúp ba mẹ biết cách bổ sung và thay đổi dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Vai trò của chế độ ăn cho người bị viêm phế quản
Theo TS.BS Phạm Thị Bích Thủy, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, viêm phế quản là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong các nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Đối tượng dễ mắc viêm phế quản là trẻ nhỏ, người cao tuổi có sức đề kháng kém.
Bệnh viêm phế quản có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm và đúng cách. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp chăm sóc dinh dưỡng tốt để nâng cao thể trạng và sức đề kháng giúp bệnh nhanh khỏi.
Khi bị viêm phế quản, cơ thể người bệnh cần nhiều dưỡng chất để chống lại nhiễm trùng và phục hồi. Một chế độ ăn uống lành mạnh giàu dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp năng lượng, làm loãng chất nhầy, giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch.
Viêm là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng của viêm phế quản. Một số loại thực phẩm có đặc tính chống viêm giúp giảm viêm, cải thiện các triệu chứng. Hệ miễn dịch mạnh khỏe là vũ khí chống lại nhiễm trùng. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, một số loại khác có thể giúp làm loãng chất nhầy, giảm ho.
Người bệnh viêm phế quản thường bị sốt, ho nhiều, sổ mũi, ngạt mũi, khó thở… nên rất mệt mỏi, ăn kém. Vì vậy, nên cho bệnh nhân ăn ít một, chia thành nhiều bữa, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.
Đối với trẻ nhỏ, do trẻ ho nhiều và cổ họng có nhiều đờm nhớt nên rất dễ nôn trớ. Vì vậy, trước khi cho trẻ ăn nên cho trẻ uống vài thìa nước, hoặc vỗ rung để giải phóng đờm nhớt, giúp trẻ thở dễ hơn, khi ăn cũng ít bị buồn nôn, nôn trớ.
Người bị viêm phế quản không nên ăn gì?
Người bị viêm phế quản không nên ăn thực phẩm nhiều đường
Đường là một loại gia vị có thể ảnh hưởng đến phế quản, gây tắc nghẽn và khó thở. Vì vậy, trẻ bị viêm tiểu phế quản không nên ăn nhiều thức ăn có chứa đường, đồ ngọt như bánh kẹo, nước giải khát,... Mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ ngọt có nhiều đường để tránh làm giảm hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.
Người bị viêm phế quản không nên ăn thức ăn mặn
Muối có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ đông lạnh,… có thể ảnh hưởng đến hô hấp của người bệnh. Người bệnh nên hạn chế lượng muối trong mỗi khẩu phần ăn của mình nếu không muốn các triệu chứng của bệnh ngày càng gia tăng và lượng đờm nhiều hơn.
Người bị viêm phế quản không nên ăn thức ăn chua, cay nóng
Thực phẩm có tính axit như trái cây có tính axit sẽ khiến đờm đặc hơn, khiến người bệnh khó thở, đờm khó tống ra ngoài khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Những thức ăn cay, gia vị cay như tiêu, ớt,… là những thức ăn dễ gây kích ứng niêm mạc phế quản và làm nặng thêm các triệu chứng bệnh.
Người bị viêm phế quản không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
Đồ chiên rán, xào thường chứa nhiều dầu mỡ, hàm lượng calo bên trong cũng nhiều nên không tốt cho khả năng miễn dịch của người bệnh.
Người bị viêm phế quản nên ăn gì?
Thực phẩm giàu protein
Nếu bạn đang thắc mắc người bị viêm tiểu phế quản ăn gì thì những thực phẩm giàu giàu đạm chính là câu trả lời. Chế độ ăn giàu protein không chỉ giúp duy trì hoạt động mà còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Từ đó, chống lại các mầm bệnh và hỗ trợ phục hồi bệnh nhanh chóng.
Rau củ và trái cây tươi
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh ăn nhiều rau củ quả tươi, nhất là khi bị viêm phế quản. Chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A, C và E mang lại nhiều lợi ích có sức khoẻ cơ thể. Đây đều là những chất chống oxy hóa hoạt động giúp giảm viêm trong phế quản và cải thiện các vấn đề về hô hấp ở người bệnh.
Ngoài ra, vitamin có trong rau củ quả còn tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật, ngăn chặn sự hình thành của histamine, làm giảm nguy cơ bị kích ứng ở phế quản. Bên cạnh đó, hàm lượng kẽm có trong rau xanh và hoa quả tươi giúp chữa lành các tổn thương ở mô và cải thiện các triệu chứng viêm tiểu phế quản ở người bệnh.
Uống nhiều nước
Nước đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể và góp phần vào quá trình trao đổi chất diễn ra suôn sẻ. Đồng thời giúp trẻ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Không chỉ vậy, uống nhiều nước mỗi ngày sẽ hạn chế tình trạng mất nước, giúp giảm viêm và khô vòm họng, đào thải độc tố, hỗ trợ phục hồi nhanh sau bệnh tật. Ngoài việc uống nước lọc, ba mẹ có thể cho con uống các loại đồ uống sau:
Nước chanh và mật ong: Thức uống giúp làm dịu và giảm cơn ho do viêm tiểu phế quản gây ra. Đồng thời giúp diệt khuẩn, kháng viêm và giảm tắc đờm gây ho và khó thở. Tuy nhiên, ba mẹ không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống nước chanh pha mật ong vì mật ong có thể gây dị ứng và ngộ độc.
Trà thảo mộc: Một số loại trà như trà gừng, trà thảo mộc giúp giữ ấm và làm dịu cổ họng, giảm ho. Đồng thời giúp làm loãng đờm, ba mẹ có thể cho trẻ uống 1 - 2 tách trà thảo mộc mỗi ngày. Nhưng không cho trẻ uống liên tục trên 6 tuần trở lên.
Nước ép trái cây: Những thức uống này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho trẻ bị viêm phế quản. Vì chúng không chỉ giúp giữ nước cho trẻ mà còn bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh.
Ngoài những thực phẩm kể trên, cách chế biến món ăn cũng đóng vai trò quyết định đến khả năng hồi phục của trẻ. Theo các chuyên gia, thức ăn loãng, dễ tiêu thường tốt cho trẻ bị bệnh viêm tiểu phế quản. Vì vậy, người bệnh nên ăn những món ăn mềm và loãng súp, cháo, hoặc các món ăn có nước.
Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn quá đặc làm tắc nghẽn chất nhầy và gây khó thở, bệnh viêm phế quản càng nặng thêm. Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm nên ăn và loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sức khỏe khi bị viêm phế quản.