Những tai biến trong và sau nâng ngực chị em cần biết

17/11/2024 14:06

Nâng ngực là một trong các phẫu thuật phổ biến hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ. Nâng ngực có thể bằng nhiều loại vật liệu khác nhau cùng kỹ thuật, dụng cụ tiên tiến… Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra những tai biến khi phẫu thuật.

Các bước thực hiện phẫu thuật nâng ngực

Có 2 phương pháp nâng ngực chính: cấy ghép túi ngực và nâng ngực bằng bơm mỡ tự thân.

Đặt túi ngực

- Túi ngực bằng nước muối vô trùng hình giọt nước

- Túi ngực bằng silicon

- Túi ngực hình tròn và hình giọt nước

- Túi ngực trơn và nhám

Nâng ngực bằng mô mỡ tự thân

Phương pháp nâng ngực này thường dành cho người muốn tăng kích thước ngực tương đối nhỏ. Sau khi nâng ngực bằng ghép mỡ tự thân, khách hàng có bầu ngực mềm mại như ban đầu. Hầu hết, bác sĩ sẽ lấy mỡ từ một trong các vùng: Bụng, phần hông và lưng dưới của bụng, lưng, đùi.

Nâng ngực có thể bằng nhiều loại vật liệu khác nhau cùng kỹ thuật, dụng cụ tiên tiến… tuy nhiên vẫn có thể xảy ra những tai biến khi phẫu thuật.
Nâng ngực có thể bằng nhiều loại vật liệu khác nhau cùng kỹ thuật, dụng cụ tiên tiến… tuy nhiên vẫn có thể xảy ra những tai biến khi phẫu thuật.

Khách hàng có thể lựa chọn các phương pháp nâng ngực tùy thuộc vào mong muốn hình dáng ngực của bản thân nhưng điều quan trọng là cần tìm hiểu đầy đủ thông tin, biết ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp và trao đổi với bác sĩ trước khi đưa ra lựa chọn nâng ngực.

Những tai biến trong và sau nâng ngực

Dưới đây là các biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật nâng ngực:

Bao xơ

Hầu hết mọi bệnh nhân đều gặp biến chứng bao xơ sau khi phẫu thuật nâng ngực. Điểm khác biệt chỉ nằm ở chỗ bạn bị co thắt bao xơ mức độ nào. Thông thường, co thắt bao xơ là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vật thể lạ… bầu ngực vẫn mềm mại khi chạm vào. Tuy nhiên, ở một người bị biến chứng có thể khiến ngực bị cứng, núm vú biến dạng, dễ đau và đau nhiều khi sờ tay vào.

Vỡ túi ngực

Đối với túi ngực chứa nước muối bị vỡ thì dung dịch nước muối sẽ chảy ra từ từ. Chất dịch này khá lành tính nên không gây hại cho sức khoẻ chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình.

Đối với rách túi ngực silicon thì gần như không có triệu chứng gì. Bạn buộc phải dùng đến các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán như chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính …để phát hiện. Khi túi chứa silicone bị vỡ, gel bên trong sẽ tràn ra ngoài mô xung quanh túi và gây kích ứng, hình thành sẹo,...

Nhiễm trùng vú

Là do tay nghề bác sĩ, phòng mổ không đảm bảo điều kiện vô khuẩn hoặc bệnh nhân không chăm sóc đủ kỹ thì vết thương dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công.

Hoại tử da vú

Tình trạng này xảy ra khi da vú không được cung cấp đủ lượng máu vì có quá nhiều mô vú bị cắt bỏ. Đến khi da vú bị thiếu máu trong giai đoạn nhất định thì chúng sẽ khô lại, đóng vảy và xảy ra tình trạng hoại tử.

Sưng, đau nhức đầu ngực

Bạn có thể thường xuyên cảm thấy đau quanh khu vực phẫu thuật và quầng vú. Tình trạng này đi kèm với biểu hiện máu tụ, sưng tấy, bầm tím,... sẽ thuyên giảm sau vài ngày,

Túi ngực di chuyển

Điều này tiến triển theo thời gian. Túi độn sẽ dần rời khỏi vị trí ban đầu, lật ngược hoặc xoay xung quanh bánh xe làm biến dạng khuôn ngực. Nguyên nhân chủ yếu là do sai sót trong quá trình đặt túi ngực, chấn thương, va đập,...

Dị ứng thuốc gây mê

Bạn có thể phát hiện các triệu chứng bất thường như: phát ban, ngứa, sưng tê môi, lưỡi, sốc phản vệ…

Phẫu thuật nâng ngực là giải pháp giúp chị em phụ nữ tự tin hơn với
Phẫu thuật nâng ngực là giải pháp giúp chị em phụ nữ tự tin hơn với "vòng 1" đầy đặn. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được tư vấn, kiểm tra sức khỏe đầy đủ và thực hiện tại các cơ sở y tế có uy tín.

Cách phòng tránh tai biến do nâng ngực

Phẫu thuật nâng ngực là giải pháp giúp chị em phụ nữ tự tin hơn với "vòng 1" đầy đặn. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được tư vấn, kiểm tra sức khỏe đầy đủ và thực hiện tại các cơ sở y tế có uy tín.

Để phòng tránh các biến chứng sau khi nâng ngực, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Khám tổng quan sức khỏe, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Tìm hiểu kỹ về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ, cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở điều trị.
  • Chia sẻ với bác sĩ về các bệnh lý đang mắc phải, tiền sử dị ứng thuốc, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có đánh giá toàn diện và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại túi phù hợp nhất với cơ địa và mong muốn của bạn.
  • Thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động.
  • Vệ sinh vết mổ sạch sẽ.
  • Sử dụng thuốc theo đơn.
  • Không nâng vật nặng, không tập thể dục quá sức trong thời gian đầu sau phẫu thuật.
  • Thực hiện khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình hình hồi phục và phát hiện sớm các bất thường nếu có.
  • Có thể vận động thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga ( một số động tác) thiền, thái cực... sau khi cắt chỉ. Các hoạt động thể thao được cho phép sau 2-3 tháng.