Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán 2025

Thu Trang/Báo Tin tức 07/12/2024 18:19

Thời điểm cuối năm, khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng bắt đầu tăng cao, cũng là thời điểm hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp.

Thời điểm “nóng” về buôn lậu, gian lận thương mại Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, trong 11 tháng năm 2024, tình hình vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp nhất là vào các thời điểm lễ Tết, kỳ nghỉ dài ngày, do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm trở nên sôi động.

Hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được đối tượng tập kết tại khu vực biên giới, hoặc các kho hàng trung chuyển trên tuyến lưu thông để thẩm lậu vào tiêu thụ nội địa. Vi phạm chủ yếu phát hiện đối với nhóm hàng có nhu cầu cao như thời trang, mỹ phẩm, thiết bị điện, thực phẩm.

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán 2025- Ảnh 1.
Siết chặt quản lý thị trường hàng hóa dịp trước, trong và Tết Nguyên đán.
Trong 11 tháng năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 60.000vụ, phát hiện, xử lý 40.000 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử lý gần 800 tỷ đồng. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 400 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu gần 200 tỷ đồng, trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy gần 200 tỷ đồng, thu nộp ngân sách Nhà nước gần 500 tỷ đồng.Mới đây, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh LTH, tạihuyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), do ông L.V.L làm chủ, phát hiện hộ kinh doanh này đang kinh doanhphân bón giả mạo bao bì và buôn bán hàng hóakhông ghi đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa; tổng số lượng hàng hóa vi phạm trên hóa đơn 40 bao (loại 50 kg/bao tương đương 2 tấn).Trước đó, trong tháng 10 vừa qua, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Quản lý Thị trường đã kịp thời phát hiện và tạm giữ hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc, nghi hàng giả tại một cơ sở kinh doanh ở số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì (Hà Nội).Đoàn kiểm tra ghi nhận địa điểm kinh doanh được bố trí bài bản với đầy đủ các khu vực: livestream, chốt đơn, máy tính, phục vụ việc tăng lượt xem ảo cho các video, khu vực đóng gói và kho hàng. Các khu vực được bố trí riêng biệt, nằm tất cả trên mặt sàn rộng khoảng 1.000m2.Để kiểm soát thị trường, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã đồng loạt triển khai các kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhằm ổn định thị trường, kiểm soát chất lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ; bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng Cục Quản lý thị trường, ông Nguyễn Đức Lê cho biết, đơn vị sẽ phối hợp các lực lượng chức năng tích cực triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng,…Trong đó, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm được quan tâm trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như: bánh, mứt, kẹo,… Tuy nhiên, bên cạnh công tác nghiệp vụ, người dân cũng cần nâng cao cảnh giác, thận trọng hơn trong việc nhận diện, phòng tránh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngăn chặn gian lận trên thương mại điện tử Theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại trên thương mại điện tử cũng là "điểm nóng" màlực lượng Quản lý thị trường cả nước đã tập trung giám sát, kiểm tra. Lực lượng Quản lý thị trường trên cả nước đãphát hiện nhiều vi phạm, đa số đối tượng tổ chức kho hàng gần cửa khẩu, thiết lập các điểm livestream tiếp nhận đơn và chuyển hàng đặt ở nhiều địa điểm khác nhau trên cả nước.Hàng hóa vi phạm được trà trộn, vận chuyển trong các kiện hàng, sử dụng số điện thoại không chính chủ để giao dịch, mua bán và gửi tới khách hàng thông qua các đơn vị dịch vụ giao nhận, chuyển phát nhanh, rất khó phát hiện.Trong thời gian qua, số vụ vi phạm và xử lý trên môi trường thương mại điện tử không ngừng gia tăng, với tính chất vi phạm và diễn biến phức tạp. Không chỉ hàng hóa tiêu dùng thông thường, mà nhiều mặt hàng là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, sản phẩm thuốc lá điện tử bị làm giả với số lượng lớn để kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.Theo thống kê, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã tiến hành kiểm tra 2.606 vụ việc liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, xử lý 2.361 vụ vi phạm; xử phạt hành chính hơn 38 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm gần 32 tỷ đồng.Các hành vi phổ biến là: kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm các quy định về kinh doanh thương mại điện tử.Thông qua thực tiễn kiểm tra, rà soát, Tổng cụctQuản lý thị trường sẽ tiếp tụckiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thu Trang/Báo Tin tức