Những ai không được tăng lương hưu từ 1/7/2025?
Từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ có hiệu lực thi hành, trong đó có những nội dung liên quan đến lương hưu. Vậy ai không được tăng lương hưu từ 1/7/2025?
Đối tượng nào không được tăng lương hưu từ 1/7/2025?
Từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ có hiệu lực thi hành, trong đó có những nội dung liên quan đến tuổi nghỉ hưu, lương hưu.
Theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định điều chỉnh lương hưu như sau:
"Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này".
Theo quy định nêu trên khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực (ngày 1/7/2025) sẽ thực hiện tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Đồng nghĩa, chính sách tăng lương hưu năm 2025 không áp dụng cho người nghỉ hưu từ năm 1995 trở đi và không có mức lương hưu thấp và chỉ những đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 mới được điều chỉnh lương hưu trong thời gian tới.
Chính phủ sẽ có quy định thời điểm tăng lương hưu cụ thể.
Cách tính lương hưu được tính từ ngày 1/7/2025
Đối với người tham gia BHXH bắt buộc:
Theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức lương hưu hằng tháng đối với người tham gia BHXH bắt buộc được quy định như sau:
Đối với lao động nữ
- Bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH.
- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
Đối với lao động nam
Bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH.
- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Nếu lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 - dưới 20 năm thì mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Đối với người lao động thuộc một số nghề, công việc đặc biệt đặc thù trong lực lượng vũ trang nhân dân thì mức lương hưu hằng tháng do Chính phủ quy định. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách Nhà nước.
Lưu ý:
- Trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định, lương hưu sẽ giảm 2%.
- Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi < 6="" tháng:="" không="" giảm="" tỷ="" lệ="" phần="" trăm="" hưởng="" lương="">
- Trường hợp nghỉ hưu từ đủ 6 tháng - dưới 12 tháng: Giảm 1%.
- Đối với người đủ điều kiện hưởng lương hưu có thời gian đóng BHXH theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam < 15="" năm:="" mỗi="" năm="" đóng="" trong="" thời="" gian="" này="" được="" tính="" bằng="" 2,25%="" mức="" bình="" quân="" tiền="" lương="" làm="" căn="" cứ="" đóng="">
Đối với người tham gia BHXH tự nguyện:
Mức lương hưu hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện được quy định tại Điều 99 Luật BHXH 2024 như sau:
Đối với lao động nữ
Bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH.
- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
Đối với lao động nam
Bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH.
Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp dưới đây mức lương hưu hàng tháng được tính như người lao động tham gia BHXH bắt buộc:
- Lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 20 năm.
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu có thời gian đóng BHXH theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam dưới 15 năm.