Loai củ màu đen kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Tỏi đen chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa cũng như giảm thiểu biến chứng của bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường ăn tỏi đen có tốt không?
Tỏi đen là thành phẩm của tỏi trắng sau quá trình lên men kéo dài khoảng 30 - 60 ngày dưới điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C - 90 độ C) và độ ẩm (từ 80 - 90 độ). Màu đen của tỏi đen có được là phản ứng maillard trong quá trình lên men.
Bản chất của tỏi đã là một nguyên liệu bổ dưỡng chứa các thành phần như S-allyl cysteine, Cycloalliin, Axit Pyroglutamic,… có lợi cho sức khỏe. Trải qua quá trình lên men, giá trị dinh dưỡng đó tăng lên nhiều lần.
Cụ thể, tỏi đen chứa nhiều Isoleucine – hoạt chất có chức năng tạo năng lượng và sản xuất ra hemoglobin vận chuyển oxi trong máu đến các tế bào. Qua đó, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hợp lý.
Bên cạnh đó, hoạt chất S-methyl cysteine sulfoxide và S-allyl cysteine sulfoxide trong tỏi đen có khả năng ức chế G-6-P enzyme NADPH, ngăn chặn phá hủy insulin, giúp đường huyết không bị tăng cao đột ngột. Các alkaloid trong tỏi cũng góp phần tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin giúp làm giảm đường huyết, rất có lợi đối với người bị bệnh tiểu đường.
Bất ngờ công dụng của tỏi đen với người bệnh tiểu đường
Giúp kiểm soát đường huyết
Dưới sự tác động của nhiệt độ thì lượng Allicin có trong tỏi đen sẽ chuyển hóa thành chất lưu huỳnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu và chuyển hóa thành năng lượng tốt hơn gấp nhiều lần. Không chỉ vậy, trong tỏi đen có chứa methyl cysteine sulfoxide và S-allyl cysteine sulfoxide có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế G-6-P enzyme NADPH, có công dụng tuyệt vời trong việc hạ đường huyết.
Giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
Một số nghiên cứu đã nhận ra rằng trong tỏi đen có chứa lượng lớn Lysine và Arginine. Hoạt chất Arginine này khi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitric oxide (NO) – một chất dẫn truyền thần kinh hỗ trỡ lưu thông mạch máu hạn chế biến chứng về bệnh xơ vữa động mạch vành, bệnh đau thắt ngực, tắc động mạch ở người bị tiểu đường.
Giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp
Tỏi đen chứa hàm lượng lớn magie và chất chống oxy hóa SAC. Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các enzyme hoạt động tốt. Từ đó làm hỗ trợ tích cực hoạt động của hệ tim mạch, lưu thông máu, giúp ổn định nhịp tim và điều hòa huyết áp.
Giúp giảm viêm nhiễm
Tỏi đen có khả năng giúp các bệnh nhân tiểu đường hạn chế các biến chứng viêm nhiễm, lở loét thông qua việc bổ sung các axit amin thiết yếu như arginine, histamine, threonine, lysine, đặc biệt là chất chống oxy hóa SAC.
Tỏi đen ăn bao nhiêu là đủ?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau khi dùng tỏi đen trong vòng 1 tháng cơ thể sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, sức khoẻ cũng có những tiến triển tốt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỏi đen tốt cho sức khoẻ nên thường được khuyên sử dụng 2 - 3 củ tỏi (tương ứng với 3 - 5 gram) mỗi ngày.
Lưu ý: Với người bệnh tiểu đường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Khi ăn tỏi đen cần theo dõi đường huyết của bạn và báo lại với bác sĩ điều trị nếu đường cao hơn mức mục tiêu.