Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà như thế nào?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp, có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế tối đa các biến chứng. Vậy chăm sóc người bị thủy đậu thế nào cho đúng? Câu trả lời chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu (còn được biết đến với tên gọi khác trái rạ, đậu mùa gà) do virus Varicella- Zoster (VZV) gây ra, lây truyền dễ dàng trong cộng đồng qua dịch tiết trên các tổn thương da hoặc dịch tiết từ mũi họng của người bệnh.
Bệnh thủy đậu có biểu hiện điển hình là các nốt phỏng rộp chứa đầy dịch bên trong, mọc trên khắp cơ thể khiến người mắc ngứa ngáy, khó chịu. Sau khi các nốt mụn nước xẹp đi sẽ để lại các tổn thương có dạng hình tròn, hơi lõm ở giữa và đóng vảy bên trên, khi lành dễ để lại sẹo lõm nông nhẹ.
Bệnh thuỷ đậu gặp ở các đối tượng nào?
Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh thuỷ đậu và trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 7 tuổi là đối tượng dễ nhiễm virus nhất. Riêng ở người lớn (trên 20 tuổi) thì tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ít hơn, khoảng 10% do đã có miễn dịch.
Người đã mắc bệnh thủy đậu thì thường có miễn dịch bền vững suốt đời, tuy nhiên cũng có khoảng 1% tái nhiễm. Với những người đã tiêm vắc xin thủy đậu mà vẫn mắc bệnh thì các triệu chứng bệnh thường nhẹ hơn, ít mụn nước và nhẹ hoặc không sốt.
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu đặc trưng bởi phát ban dạng mụn nước xuất hiện ở da và niêm mạc, nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ trẻ em mới mắc bệnh thuỷ đậu nhưng thực tế người lớn cũng dễ dàng lây nhiễm virus Varicella- Zoster. Đặc biệt, nếu người lớn bị thủy đậu thường sẽ bị nặng hơn trẻ em và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng thứ phát với liên cầu khuẩn, hội chứng Reye hoặc viêm phổi gây suy hô hấp.
Đặc biệt, thuỷ đậu sau khi đã khỏi bệnh, virus Varicella- Zoster vẫn tồn tại bên trong các hạch thần kinh và sẽ tái hoạt động trở lại nếu gặp các điều kiện thuận lợi như: suy giảm hệ miễn dịch, căng thẳng, người có bệnh lý nền...
Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là ở 3 tháng đầu của thai kỳ, có khả năng gây sảy thai hoặc em bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh… Nếu mẹ bầu mắc bệnh thuỷ đậu trong những tháng cuối của thai kỳ hoặc ngay sau sinh, trẻ rất dễ nhiễm bệnh từ mẹ.
Hầu hết các trường hợp mắc thuỷ đậu, sau gần 1 tuần phát ban, mụn nước sẽ dần khô rồi kết vảy. Nếu người bệnh không được chăm sóc và kiêng khem cẩn thận, nguy cơ bị bội nhiễm để lại sẹo thâm, sẹo lõm là rất cao.
Chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà ra sao?
Để bệnh thủy đậu mau khỏi và hạn chế biến chứng, người bệnh cần được chăm sóc tại nhà kết hợp dùng thuốc điều trị phù hợp. Bạn hãy lưu ý những điều dưới đây:
- Cách ly người bệnh: Bệnh thủy đậu có thể bắt đầu lây lan trước khi nổi mụn nước vài ngày và kéo dài cho đến khi nốt thủy đậu đóng vảy hoàn toàn. Vì vậy, khi bị thủy đậu, người bệnh cần được cách ly để ngăn ngừa bệnh lây lan sang những người xung quanh. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc trong thời gian này, người thân tiếp xúc cần đeo khẩu trang, sau đó, sát khuẩn cẩn thận.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tạo không gian sống thông thoáng: Người bệnh thủy đậu cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Việc tắm rửa hàng ngày nên được thực hiện nhẹ nhàng với nước ấm. Điều này sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, hạn chế nhiễm trùng và giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu, tránh làm vỡ, trầy xước các nốt mụn nước. Sau khi tắm xong, nên dùng khăn mềm lau khô da và mặc quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ. Ngoài ra, người bệnh cần tránh cào gãi gây vỡ nốt thủy đậu.
- Hạ sốt đúng cách: Sốt là một trong những biểu hiện phổ biến của thủy đậu. Nếu người bệnh sốt nhẹ thì dùng các phương pháp không dùng thuốc như dùng khăn ấm lau người, uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, mặc quần áo thông thoáng,… Nhưng nếu người bệnh sốt cao, thì cần uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp. Đặc biệt, nếu các nốt thủy đậu có mủ hoặc có biểu hiện sưng tấy ở những vùng da xung quanh, các triệu chứng của thủy đậu trở nặng, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, lừ đừ, co giật, hôn mê,…thì cần được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, phù hợp: Việc bổ sung đủ dưỡng chất khi mắc bệnh thủy đậu sẽ giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình hồi phục. Nếu bé bị thủy đậu, bố mẹ nên cho trẻ con ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và đảm bảo cung cấp đủ những dưỡng chất quan trọng như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
- Dùng thuốc điều trị: Trường hợp bị sốt cao, người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt, nếu thấy đau nhức toàn thân thì cần dùng thuốc giảm đau, chống viêm,... theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng thuốc kháng virus: Một số bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian bị nhiễm bệnh, đồng thời giảm mức độ nguy hiểm của bệnh, nhưng cũng cần dùng theo chỉ định từ bác sĩ.
Hỗ trợ cải thiện bệnh thủy đậu nhờ bộ đôi cốm và gel Subạc
Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu, để hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng và phòng ngừa biến chứng, người mắc nên kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược "trong uống- ngoài bôi" cốm và gel Subạc.
Trong đó, gel Subạc là sản phẩm bôi ngoài da ứng dụng công nghệ Nano bạc giúp hỗ trợ kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ, làm sạch da, nhanh lành tổn thương trên da khi bị bệnh thủy đậu. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, hỗ trợ kích thích tái tạo da và phòng ngừa hình thành thâm sẹo.
Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về gel Subạc: Giúp làm sạch, sát khuẩn da, niêm mạc miệng; Giúp làm dịu da, giảm ngứa; Hạn chế vết thâm, góp phần tái tạo da, ngăn ngừa sẹo. Vừa qua, sản phẩm Subạc cũng vinh dự đạt giải thưởng "Thương hiệu mạnh quốc gia năm 2024".
Với sản phẩm cốm Subạc chứa các thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,... nên sẽ giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh thủy đậu, giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp chẳng may đã bị lây bệnh.
Trên đây là thông tin về tình trạng bệnh thủy đậu và các phương pháp chăm sóc tại nhà. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp các bạn phòng ngừa và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả!
Anh Thư
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh