Gia tăng trẻ mắc viêm da cơ địa khi thời tiết thay đổi thất thường, làm sao để phòng bệnh?
GĐXH – Theo các bác sĩ, thời tiết hanh khô, ô nhiễm không khí, bụi bẩn hoặc trong gia đình thường xuyên có lông gia súc, gia cầm, hóa chất tẩy rửa mạnh là các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc viêm da cơ địa.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, số trẻ đến khám và điều trị về viêm da cơ địa tại bệnh viện có xu hướng gia tăng.
Điển hình là trường hợp trẻ 3 tháng tuổi được người nhà đưa đến viện với biểu hiện da tấy đỏ sưng nề kèm theo chảy nước ở vùng má 2 bên. Sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán viêm da cơ địa. Bác sĩ da liễu đã kê đơn thuốc và tư vấn chăm sóc da đúng cách tại nhà cho trẻ.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Dù không đe dọa tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều khó khăn cho trẻ và gia đình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ, bao gồm yếu tố di truyền, môi trường sống và thói quen chăm sóc da cho trẻ chưa đúng cách. Theo đó, nếu gia đình có tiền sử dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, trẻ có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa.
Bên cạnh đó, thời tiết hanh khô, ô nhiễm không khí, bụi bẩn hoặc trong gia đình thường xuyên có lông thú cưng, hóa chất tẩy rửa mạnh cũng gia tăng nguy cơ khiến trẻ dễ mắc viêm da cơ địa.
Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, làn da nhạy cảm, nếu cha mẹ sử dụng sản phẩm không phù hợp, da thiếu độ ẩm cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh.
Biểu hiện của viêm da cơ địa ở trẻ em
Đề cập đến các biểu hiện của viêm da cơ địa ở trẻ em, các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, tùy vào từng giai đoạn, trẻ sẽ có những biểu hiện của viêm da cơ địa khác nhau. Bất kỳ vùng nào trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi viêm da cơ địa. Ở trẻ sơ sinh các triệu chứng thường hay gặp nhất ở vùng đầu, mặt, cổ, khủy tay.
Ở giai đoạn cấp tính, tổn thương thường thấy là mụn nước bị dập vỡ trên nền da dát đỏ, có rỉ dịch và đóng thành vảy tiết. Những tổn thương này thường hay gặp ở trán, má và cằm của bé. Trong trường hợp nặng hơn có thể nổi trên thân mình và các chi.
Đến giai đoạn bán cấp, các triệu chứng sẽ nhẹ hơn, các dát sần tập trung trên nền da đỏ thành từng mảng hoặc nằm rải rác, rỉ và ứ dịch nhiều, có phù nề kèm theo ngứa.
Khi tiến triển đến giai đoạn mãn tính, da trẻ thường dày và khô, các vết nứt ở da gây đau, những nếp gấp lớn như lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân, tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm.
Cũng theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Hà Nội, trẻ mắc viêm da cơ địa thường kèm theo những tình trạng khác nhau như hen suyễn, dị ứng, lo lắng và mất ngủ. Viêm da cơ địa gây ngứa dữ dội khiến cho trẻ khó chịu và thường xuyên cào gãi hoặc chà xát, điều này làm da càng thêm tổn thương và bị nhiễm trùng.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như bội nhiễm virus herpes, vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu. Một số trường hợp bội nhiễm tổn thương da tại chỗ không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm khuẩn huyết.
Cách phòng ngừa viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Để chủ động phòng viêm da cơ địa cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như lông gia súc, gia cầm, len, dạ; giữ vệ sinh môi trường và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
Đối với những trẻ bị viêm da cơ địa, bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton, mềm, dễ thấm hút, hạn chế để đồ len, dạ tiếp xúc trực tiếp vào da của trẻ.
Nên tắm nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh, nhiệt độ < 36°c,="" ngay="" sau="" khi="" tắm="" xong="" bôi="" thuốc="" ẩm="" da,="" dưỡng="" da,="" nhất="" là="" về="" mùa="" đông.="" nếu="" dùng="" xà="" phòng="" thì="" chọn="" loại="" ít="" kích="" ứng.="" Đối="" với="" trẻ="" sơ="" sinh,="" cần="" vệ="" sinh="" sạch="" sẽ="" vùng="" da="" đóng="" bỉm,="" đóng="" tã="" lót="" ở="" trẻ="" nhỏ="" tránh="" chất="" tiết="" gây="" kích="">
Cha mẹ không nên bôi, tắm cho trẻ bằng các nước lá không rõ nguồn gốc vì đây chính là nguyên nhân làm tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm.
Hàng ngày nên cho trẻ uống đủ nước và ăn uống dinh dưỡng đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc thực phẩm lạ gây hại cho trẻ.
Nếu thấy trẻ có biểu hiện viêm nhiễm (chảy mủ, sưng đỏ, đau); bé ngứa quá mức, quấy khóc, mất ngủ hoặc chăm sóc tại nhà nhưng tình trạng không cải thiện, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.