Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc tăng cường sức đề kháng cho da, giúp vết thương mau lành, hạ sốt nhanh chóng
Cây ngải dại thường mọc thành từng đám và có thể dễ dàng nhìn thấy ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên công dụng của loại cây này không phải ai cũng biết.
Cây ngải dại là cây gì?
Cây ngải dại còn có những tên gọi khác như cây ngải hoang, mẫu hoa, có nhiều đặc điểm và cùng loài với cây ngải cứu nhưng lại là một loại cây hoàn toàn khác biệt.
Cây ngải dại có hình dạng rất giống ngải cứu nên dễ gây nhầm lẫn, điểm khác biệt lớn nhất là mặt trên lá cây ngải dại màu lục nhạt, mặt dưới ít lông màu xám nhạt. Trong khi lá ngải cứu mặt trên màu sẫm đen còn mặt dưới phủ đầy lông trắng, mịn như nhung. Mùi của lá cây ngải dại vò ra cũng hắc hơn so với ngải cứu.
Cây ngải dại phân bố tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta với độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 800m trở lên. Những tỉnh ghi nhận sự xuất hiện nhiều với trữ lượng lớn của cây ngải dại là Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu...
Cây ngải dại mọc hoang thành đám liên tục trên những khu vực đất ẩm ướt ven đường, ven rừng, trên nương rẫy hoặc gần khe suối. Loại cây này sinh trưởng mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm, sau đó bắt đầu ra hoa quả. Nhiệt độ thích hợp cho cây ngải dại phát triển là 13-18 độ C.
Tác dụng của cây ngải dại
Theo Y học Cổ truyền, cây ngải dại có tính mát nên thường được ứng dụng kết hợp các dược liệu khác trong các bài thuốc giải nhiệt, tiêu viêm... Phần được sử dụng nhiều nhất là phần cây ngải dại nằm trên mặt đất, có thể dùng ở dạng tươi hoặc sấy, phơi khô.
Nghiên cứu của Showkat Rashid và các cộng sự cho thấy, phần lớn hoạt chất trong cây ngải dại là các loại tinh dầu. Theo Y học hiện đại, lượng lớn tinh dầu trong cây ngải dại có công dụng kháng viêm, sát khuẩn và kháng nấm rất tốt.
Các hoạt chất trong dược liệu này còn ngăn ngừa những tác động cũng như loại bỏ nhanh các tác nhân gây hại tồn tại trên bề mặt da hoặc trong cơ thể. Các loại tinh dầu trong cây ngải dại còn có khả năng hỗ trợ tăng sức đề kháng cho làn da và toàn bộ cơ thể, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, cải thiện sức khỏe, hạ sốt và kích thích tiêu hóa hoạt động.
Do có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao nên cây ngải dại ức chế các hoạt động, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào da, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa và những triệu chứng khó chịu đi kèm như ngứa da, nổi mẩn đỏ, sưng, phù nề, đóng vảy...
Ngoài ra, những hoạt chất có lợi trong cây ngải dại có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp vùng da bị viêm mau chóng hồi phục, cân bằng độ ẩm làn da, dưỡng da và hạn chế những tổn thương đến lớp biểu bì. Cây ngải dại còn có khả năng làm dịu nhanh tình trạng ngứa ngáy và đau rát da. Đặc biệt hơn là khả năng gây độc với 4 dòng tế bào ung thư là ung thư gan, ung thư phổ, ung thư đại tràng và ung thư máu.
Những lưu ý khi dùng cây ngải dại
Cây ngải dại mang lại nhiều lợi ích điều trị bệnh, trong đó bao gồm viêm da cơ địa. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng cách mới có thể đạt được kết quả tốt nhất và phòng ngừa nguy cơ rủi ro về sức khỏe.
Một số lưu ý cụ thể cần chú ý khi sử dụng cây ngải dại:
- Ngải dại chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và không hoàn toàn thay thế cho thuốc điều trị bệnh. Do đó, nếu đã được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị thì nên tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra.
- Khi áp dụng bài thuốc từ cây ngải dại, cần sử dụng kiên trì mới có thể đạt được hiệu quả.
- Ngải dại mọc hoang trong tự nhiên và thường mọc ở những khu vực ẩm thấp... Do đó, trong quá trình thu hái nên chọn những cây mọc ở vùng sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, tạp chất hay những chất độc hại khác...
- Trường hợp mẫn cảm, sau khi sử dụng cơ thể có biểu hiện lạ thì nên dừng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế để được các chuyên gia thăm khám và xử lý sớm.