Ảnh: Landmark 81 "biến mất" trong màn sương mù dày đặc

Thanh Hải 23/09/2019 09:32

Nhiều ngày nay, TP.HCM mù đặc từ sáng sớm đến chiều tối. Nhiều người dân cho biết họ cảm thấy cay mắt và khó chịu khi hít thở và di chuyển trên đường trong những ngày qua.

mu_zing1
Theo ghi nhận nhiều ngày qua, gần như toàn bộ TP.HCM bị che phủ bởi lớp sương mù dày đặc từ sáng đến chiều.
mu_zing15_1
Chỉ số chất lượng không khí AQI tại TP.HCM cũng liên tục ở mức trên 150, thuộc nhóm màu đỏ (thang 4 trong 6 thang bậc đo chất lượng không khí theo cách tính của Mỹ). Lớp mù dày đặc tại khu vực sông Sài Gòn khiến các tòa nhà phía quận 2 dường như biến mất, nếu nhìn từ quận 1.
mu_zing5_2
Đến 15h ngày 22/9, khu vực trung tâm thành phố vẫn còn mịt mù. 
mu_zing9
Giao lộ Mai Chí Thọ và Xa lộ Hà Nội cũng trong tình trạng tương tự.
mu_zing16_1
Người dân di chuyển trong bầu không khí mờ ảo ở Xa lộ Hà Nội. Giữa trưa nhưng khung cảnh như sáng sớm.
mu_zing18_2
Ông Lê Đình Quyết, Phó phòng Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, cho biết hình thái thời tiết này xuất hiện do nhiều ngày qua TP.HCM xuất hiện mưa nhiều. Lượng hơi ẩm lớn bốc lên gây mây mù. Cộng với lượng khói bụi từ hoạt động sản xuất công nghiệp, xe cộ thải ra rất lớn càng làm sương mù dày thêm và lâu tan.
mu_zing8_1
Chuyên gia thời tiết Lê Thị Xuân Lan cho biết khi hơi nước bám vào hạt nhân ngưng kết (khói, bụi) sẽ tạo ra sương mù, tập trung ở tầng thấp khiến người dân dễ hít phải. Sương mù này có hại cho sức khỏe. Trong khi đó, nhiều người cho rằng chất lượng không khí ở mức báo động do ảnh hưởng bởi khói bụi do các vụ cháy rừng từ Indonesia. Không chỉ TP.HCM mà hầu như toàn bộ khu vực miền Nam đều có chỉ số AQI cao trên 100.
suongmu1_zing
Nhiều người dân cho biết họ cảm thấy cay mắt và khó chịu khi hít thở, khi di chuyển trên đường trong những ngày vừa qua.

(Theo Tri thức trực tuyến)

Thanh Hải