Đông nghịt người về phủ Tây Hồ lễ rằm tháng Giêng

Tuấn Anh 05/02/2023 20:36

Trưa ngày 5/2 (tức ngày 15 tháng Giêng), dòng người nườm nượp đổ về phủ Tây Hồ (Hà Nội) để dâng hương cầu bình an, may mắn.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 1.

Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới Âm lịch, tục xưa còn gọi là Tết Nguyên tiêu.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 2.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 3.

Đi chùa đầu năm, đặc biệt là lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt.

Một số hình ảnh PV Báo Sức khỏe & Đời sống ghi nhận trưa ngày 2/5 tại phủ Tây Hồ, Hà Nội.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 4.

Các bạn trẻ viết sớ để vào lễ Phủ.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 5.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 6.

Khu vực sắp xếp mâm lễ luôn tấp nập người ra vào.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 7.

Tại các ban thờ, lượng người khấn vái luôn đông nghịt.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 8.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 9.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 10.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 11.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 12.

Đa số những người đến phủ đều cầu nguyện sự may mắn, an lành cho bản thân và gia đình trong năm mới.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 13.

Không gian phía trong chật hẹp, nhiều người đành phải đứng từ bên ngoài vái vọng vào.

Giới trẻ chen chân đi lễ phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng - Ảnh 14.

Phủ Tây Hồ là một ngôi đền thờ công chúa Liễu Hạnh nằm tại thủ đô Hà Nội. Theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Ngôi đền tọa lạc tại bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây, ở số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.

Tục truyền rằng Liễu Hạnh là Quỳnh Hoa - con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu.

Người tiên nữ ấy đã ngang dọc một trời giúp dân an cư lập nghiệp, diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan. Đến triều Nguyễn bà được nhà vua phong "mẫu nghi thiên hạ", là một trong bốn vị thần "Tứ bất tử" của Việt Nam.


Tuấn Anh