Ảnh: Cặp chị em trồng rau sạch, thu tiền triệu mỗi ngày ở "đảo hoang" giữa Thủ đô

Thanh Hải 01/07/2019 09:33

Bãi giữa Sông Hồng, nơi phù sa bồi đắp màu mỡ từ lâu đã trở thành mảnh đất sinh nhai của một số hộ gia đình đến đây thuê đất canh tác. Với lợi thế về thổ nhưỡng phì nhiêu, khí hậu ôn hoà lại giáp với trung tâm Thủ đô nên các hộ nông dân ngụ cư ở đây kiếm được thu nhập khá lớn từ việc tập trung trồng rau sạch để cung cấp cho các chợ nội thành...

1-1561713391-width650height418
Một trong những gia đình sống và trồng rau ở bãi giữa lâu nhất là chị em bà Toàn – bà Lợi quê ở huyện Vĩnh Phúc. Khoảng 30 năm trước, một làng ở Vĩnh Phúc di cư đến đây. Nhưng sau khi xây cầu Nhật Tân, họ bỏ về dần khiến nơi này vắng vẻ trở lại. Trong một thời gian dài, nơi này gần như không được nhắc đến.
anh-1-1561713391-width650height430
Bà Toàn (50 tuổi) ra bãi giữa với em gái được khoảng 6 năm, còn em gái (bà Lợi) sống ở đây cũng được 20 năm. Đều đặn mỗi ngày, hai chị em hái rau bí để bán cho chợ và các nhà hàng trong thành phố.
anh-2-1561713391-width650height429
Hàng ngày, bà phát cỏ, hái rau bí, trồng đu đủ, bẻ ngô. Ở đây đất tốt nên trồng cái gì cũng dễ. Bà bảo mỗi ngày bán hàng trăm kg rau bí cho các nhà hàng trong nội thành, tất cả đều sạch và không biết đến phun thuốc là gì.
anh-3-1561713391-width650height433
Bà Toàn khẳng định, rau bí và các loại rau quả khác trồng ở đây đều là rau sạch 100%, vì trồng trên đất phù sa nên độ tươi ngon hơn hẳn rau ở vùng khác. Đặc biệt là thân rau khá to, dài, thẳng, lá rau xanh, non và ít bị sâu.
anh-4-1561713391-width650height416
Hiện hai chị em bà Toàn - bà Lợi thuê 10 mẫu đất nông nghiệp tại bãi giữa sông Hồng trồng rau sạch.
anh-5-1561713391-width650height421
Mỗi ngày, bà cùng em gái dậy từ 2-3 giờ đêm để thu hoạch mấy chục kg rau bí cho kịp buổi chợ sáng. Khi bà Lợi sắp rau vào thùng, mang lên đò để sang khu chợ bên kia bờ thì bà Toàn lại cặm cụi tước rau, nhổ cỏ, chăm thêm ít ngô, cà pháo, đỗ đen.
anh-6-1561713391-width650height433
Được biết chồng của bà Toàn là giáo viên về hưu sống trong đất liền, thỉnh thoảng cũng ra phụ giúp bà trông việc đồng áng. Dù xa gia đình, xa quê nhưng sự yêu thương, thấu hiểu của chồng như tiếp thêm động lực cho bà Toàn cố gắng hơn. 
anh-7-1561713391-width650height397
Rau bí khi cắt bán sẽ để dài tầm 1-1,2 mét và xếp lại thành từng bó. Mỗi bó gồm 10 ngọn bán ở chợ với giá 10.000 đồng, tước sẵn cũng 10.000 đồng/ rổ.
anh-8-1561713391-width650height446
Bà cũng tâm sự, ngoài bán ở chợ thì trung bình mỗi ngày hai chị em cung ứng cho quán ăn, nhà hàng trong nội thành Hà Nội hàng tạ rau bí tước sẵn với giá 30.000 đồng/kg. 
anh-9-1561713391-width650height407
Nhờ có mối tốt, khách sộp nên đều đặn mỗi ngày chị em có thể thu về 1,5-2 triệu đồng.
anh-10-1561713391-width650height433
Bà Toàn chia sẻ, ở đây trồng rau cũng dễ và tốt hơn ở quê vì đất tốt, hơn nữa có rau đem vào chợ cũng gần và dễ bán. Cũng từ nguồn thu này bao năm nay bà Toàn nuôi được các con đi học Đại học và có được cuộc sống tốt hơn.
anh-11-1561713391-width650height433
Đôi bàn tay đen đúa đầy nhựa do tước rau bí hàng ngày.
anh-12-1561713391-width650height409
Ở trên đảo, những cư dân ở đây nhặt nhạnh vải bạt, sắt thép xây dựng còn sót lại, vá víu để dựng lên cho mình những căn lều có thể trú nắng mưa.
anh-13-1561713391-width650height417
Nhặt xong rau bí, hai người phụ nữ cẩn thận xếp rau vào thùng xốp. Cứ một lớp rau lại một lớp đá lạnh để giữ cho rau tươi ngon, không héo.
ban-do-1561713391-width650height368
Toàn cảnh "hòn đảo hoang" nằm dưới chân cầu Nhật Tân, dài gần 3 km, rộng gần 1 km, chỉ có khoảng 10 người ở với 6 nóc nhà nhìn từ google maps.

(Theo Dân Việt)

Thanh Hải