Ảnh: Cận cảnh hàng phong lá đỏ khô héo, trơ trụi ở Hà Nội

Thanh Hải 10/04/2019 08:15

Được kỳ vọng sẽ mang sắc màu châu Âu vào giữa lòng Hà Nội, thế nhưng đến nay, hàng cây phong trồng trên hai tuyến phố Trần Duy Hưng và Nguyễn Chí Thanh đã trơ trụi, cành khô khốc khiến nhiều người cảm thấy rất tiếc nuối.

Hàng cây phong lá đỏ được trồng trên hai tuyến đường Nguyễn Chí Thanh và Trần Duy Hưng (Hà Nội) nằm trong chủ trương của Hà Nội về chương trình một triệu cây xanh giai đoạn 2016-2020 được lấy từ nguồn vốn xã hội hóa hiện nay, đã rơi vào tình trạng trơ trụi và khô héo.

Sau khi được chăm sóc kĩ lưỡng, nhiều người dân tin tưởng vào mùa Thu - Đông năm 2018 sẽ được đón sắc đỏ giống như cây phong ở các nước trên thế giới nhưng dường như họ đã không được như kỳ vọng.

Trao đổi với PV, PGS.TS Ngô Quang Đê, nguyên Trưởng khoa Lâm sinh (Trường Đại học Lâm nghiệp) nhận định, ở khí hậu ôn đới, cây phong lá đỏ mới có khả năng sinh trưởng tốt, cụ thể là trong khoảng nhiệt độ từ 16 tới 25 độ C.

Ngoài ra, PGS.TS Ngô Quang Đê cũng chỉ ra tính chất của cây phong khi thuộc loại ưa ngày dài, ở Việt Nam thời gian chiếu sáng dưới 14 giờ trong khi các nước vùng ôn đới là trên 14 giờ.

"Ở Việt Nam thì thời tiết nóng ẩm, thay đổi thất thường, nên cây đã không thể phát triển tốt như ta mong đợi. Tuy nhiên, cây khô cũng chưa chắc là đã chết, chúng ta nên đợi thêm mùa năm nay nữa xem nó phát triển thế nào!", vị chuyên gia kết luận.

Bà Trần Thị Mai (Cầu Giấy - Hà Nội) cho biết, ngày nào bà cũng đi làm qua khu vực này, mùa thu năm ngoái vẫn thấy cây cành lá um tùm, lốm đốm một vài sắc đỏ, giờ đây thấy cây trơ trụi, cành khô khốc cảm thấy rất tiếc nuối.

Anh Ngô Quốc Tuấn (Đống Đa - Hà Nội) tỏ ra khó hiểu khi thành phố lại cho trồng loại cây này, "Tôi đã từng đi Canada, ở đó khí hậu rất tốt và cây phong phát triển ở khắp mọi nơi, thậm chí chúng còn có màu đỏ vàng tuyệt đẹp. Nhưng ở nước ta không phù hợp chút nào, khí hậu thất thường, không khí ô nhiễm, phong không thể sinh trưởng được là đúng!".

Dưới đây là một số hình ảnh PV Báo Thời đại ghi lại được:

2158_cay-nhieu-sac-mau-1554472326-width1004height565
Hàng cây phong trụi lá, chỉ còn những cành khẳng khiu.
2156_hang-cay-phong-duoc-trong-hon-nam-nay-tren-duong-nguyen-chi-thanh-xuan-qua-nhung-van-tro-trui-toan-canh-khong-la-1554472325-width1004height565
Giá của cây dao động ở ngưỡng 15-20 triệu đồng/cây đường kính thân khoảng 10cm.
2204_bia-1554472325-width1004height565
Ngay khi được đưa vào trồng, các chuyên gia cho rằng, phải có sự thử nghiệm trước, phải thử xem loại cây nước ngoài này có thích hợp với điều kiện đất đai của Hà Nội hay không. Nếu nó phù hợp thì mới đem ra trồng đại trà.
2200_dsc-0918-1554472326-width1004height565
Nhưng giờ đây hàng cây đang có dấu hiệu chết khô.
2202_mot-canh-cay-kho-heo-cho-ngay-rung-1554472326-width1004height565
Nhiều cành cây gần như sắp gãy rụng.
2203_phai-rat-mat-cong-nhin-ngo-moi-tim-thay-mot-mam-song-len-lut-giua-nhung-canh-tro-trui-1554472326-width1004height565
Một vài chiếc lá còn sót lại cũng cố "gắng gượng".
2159_dsc-0931-1554472326-width1004height565
Khi loạt cây phong mới được đưa vào trồng đã gây ra nhiều tranh cãi, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ sự lo ngại trước quyết định có phần “vội vã” của thành phố Hà Nội.
2205_tren-mot-cay-lai-co-nhieu-mau-sac-khac-nhau-duong-tran-duy-hung--1554472326-width1004height565
Hàng cây phong khiến nhiều người dân Hà Nội tiếc nuối vì không được trải nghiệm một hình ảnh giống mùa thu ở châu Âu.
3214_150209-_dsc0006
Ảnh PV Báo Thời đại chụp vào mùa hè năm 2018, lúc này hàng cây phong có dấu hiệu phát triển tốt.
3216_150212-_dsc0052
Khi toàn bộ ra lá xanh xum xuê, một vài chiếc có màu nâu đỏ.

(Theo Hoàng Nam/ Thời Đại)

Thanh Hải