Gần 200 mặt hàng công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đang 'giao thương', kết nối thị trường
GĐXH - Ngày 19/10, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, tổ chức Hội chợ sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023", tại Hà Nội.
Suất ăn bán trú 32.000 đồng ‘gánh’ 7 loại phí, trường THCS Yên Nghĩa nhận 500 suất ăn/ngày không qua đấu thầu, chuyên gia kinh tế nói gì?
Bà Trần Thị Phương Lan – Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, tính đến nay, Hà Nội có 196 sản phẩm của 132 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố thuộc các nhóm ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo; điện, điện tử...
Hội chợ thu hút trên 200 gian hàng của các doanh nghiệp công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp lớn, tiềm năng, FDI trên địa bàn thành phố nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo bà Lan, trong 9 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,93% so với cùng kỳ trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công nghiệp chủ lực. Toàn thành phố thu hút 2.526 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Đặc biệt, có 22,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 226,9 nghìn tỷ đồng
Với định hướng đưa Hà Nội trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại của khu vực và quốc tế; xác định công nghiệp chủ lực đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia….
Do đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025, cùng với Kế hoạch thực hiện đề án phát triển SPCNCL giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở đó, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương và các sở ngành, đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, trọng tâm là phát triển ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Phú - Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội (HAMI) cho biết: "Chúng tôi sẽ luôn tìm kiếm những hội chợ công nghiệp để các doanh nghiệp không những gia tăng lượng khách hàng, mà hướng tới hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng của mình".
Nhóm hàng hóa nào đang được Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng đầu năm 2024?ĐỌC NGAY
Theo ông Phú, việc tham gia hội chợ, các doanh nghiệp mới có cơ hội trở thành bạn hàng của nhau, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệp, học hỏi lẫn nhau từ kinh nghiệm thương trường, bán hàng đến quản lý, quản trị doanh nghiệp.
Ông Đào Trung kiên – Phó chủ tịch Cộng đồng Keieijuku cho biết: "Chúng tôi kết hợp với Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội tham gia, tổ chức hội chợ. Lần tổ chức này, cộng đồng Keieijuku có 33 doanh nghiệp tham gia với 58 gian hàng. Tôi kỳ vọng đây là dịp các gian hàng, doanh nghiệp đồng hành, trở thành bạn hàng của nhau, cùng nhau chia sẻ, học hỏi, giao thương và cùng nhau phát triển".
Bên lề hội chợ, Sở Công Thương Hà Nội chủ trì cùng các các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng nhà máy sản xuất thông minh, xúc tiến đầu tư nâng cao năng lực doanh nghiệp chủ lực;
Hội nghị kết nối doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực và doanh nghiệp công nghiệp với chủ đầu tư các cụm công nghiệp năm 2023".
Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội – HAMI và các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động:
Hội thảo Biến động kinh tế thế giới và vận hội đối với ngành sản xuất từ góc nhìn doanh nghiệp Nhật Bản - Việt Nam;
Hội thảo Nhân sự Logistic và quản lý chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp chủ lực;
Hội thảo Kinh doanh chủ động trong tình hình biến động - Cách thức tiếp cận nhà mua hàng Nhật Bản;
Trải nghiệm xe máy điện EVGO - Chọn sống xanh chọn EVGO…
Giữa lòng Thủ đô, tiểu thương lén lút san chiết hàng trăm bình khí cười để trả đơn đặt hàng