Khám phá lợi ích mới từ đậu nành truyền thống
Một khi hiểu rõ lợi ích của đậu nành dựa trên những khám phá khoa học mới, chắc chắn bạn không còn xem đậu nành là lựa chọn "xưa cũ" mà sẽ bổ sung ngay thực phẩm từ đậu nành vào khẩu phần hằng ngày.
Khám phá 3 thành phần dinh dưỡng nổi bật nhất của đậu nành
Thực phẩm từ đậu nành đã trở nên phổ biến trong thực đơn sống khoẻ hiện đại tại nhiều quốc gia. Hiểu rõ hơn về nguồn dinh dưỡng quý từ đậu nành, chúng ta sẽ dành cho "hạt vàng" này một vị trí xứng đáng trong khẩu phần mỗi ngày.
Dưới lăng kính khoa học hiện đại ngày nay, giá trị dinh dưỡng của đậu nành được đánh giá cao chứ không chỉ đơn giản là loại thực phẩm "ngon-bổ-rẻ" thông thường. Đậu nành chứa đạm hoàn chỉnh nhờ cung cấp các axit amin thiết yếu với số lượng cần thiết cho cơ thể bao gồm histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. "Hạt vàng" này còn nổi bật với ưu thế lành tính và không chứa cholesterol. Đậu nành có hàm lượng đạm cao hơn, chất lượng hơn các loại đậu khác và đáp ứng đủ nhu cầu đạm của cơ thể. Đối với loại đạm này, Viện Dinh dưỡng khuyến nghị như sau: "Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là một trong những nguồn cung cấp đạm thực vật, chất xơ cần thiết để góp phần hỗ trợ duy trì, bảo vệ và phát triển cơ thể.
Không chỉ sở hữu hàm lượng đạm dồi dào, đậu nành còn chứa nhiều chất dinh dưỡng được thảo luận sôi nổi trong cộng đồng theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh. Theo đó, các chất béo tốt và axit béo không no đa, thiết yếu cho cơ thể bao gồm omega-6 và omega-3 giúp đậu nành trở thành nguồn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tim mạch và quản lý cân nặng. Đặc biệt, thực phẩm từ đậu nành là nguồn cung cấp isoflavone phong phú và độc đáo, hỗ trợ tốt cho cơ thể.
Một điều thú vị là việc bổ sung đạm đậu nành vào bữa ăn hằng ngày sẽ góp phần giảm thiểu nhiều nguy cơ tổn hại đến môi trường vì đậu nành cung cấp nhiều đạm hơn trên mỗi đơn vị khí thải nhà kính so với các loại thực phẩm phổ biến khác.
Dinh dưỡng "vàng" cho mọi nhóm đối tượng tiêu dùng
Với giá trị dinh dưỡng nổi bật, đậu nành xứng đáng chiếm vị trí thường trực trong chế độ ăn uống khỏe lành của mọi nhóm đối tượng tiêu dùng. Chẳng hạn,đạm đậu nành có thể giúp hỗ trợ lứa trung niên và người cao tuổi ngăn ngừa tình trạng teo cơ do tuổi tác, hỗ trợ duy trì sức khỏe vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thực phẩm từ đậu nành còn chứa lượng isoflavone dồi dào giúp giảm tần suất bốc hỏa ở phụ nữ sau mãn kinh và cải thiện chức năng nội mô, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, isoflavone có thể hỗ trợ ngừa nguy cơ ung thư vú và cải thiện sức khỏe làn da. Đáng chú ý không kém, nhờ lợi thế không chứa cholesterol và giàu đạm chất lượng cao cùng các chất béo không no, đậu nành giúp hỗ trợ phụ nữ kiểm soát cân nặng cũng như giảm trọng lượng dư thừa ở vùng bụng.
Thực phẩm từ đậu nành là lựa chọn tốt cho cánh mày râu để đáp ứng nhu cầu đạm hằng ngày. Nguyên nhân là vì đậu nành cung cấp nguồn đạm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu muốn tăng cường khối lượng và sức mạnh cơ bắp cũng như phục hồi sau tập luyện của nam giới. Bên cạnh đó, thành phần isoflavone còn giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ruột kết.
Đậu nành cũng rất có lợi cho chế độ ăn của thanh thiếu niên nhờ mang đến nguồn đạm lành tính mà không chứa quá nhiều chất béo no. Thường xuyên nạp những nguồn đạm tốt như đạm đậu nành từ khi còn nhỏ sẽ giúp hình thành thói quen tiêu thụ dinh dưỡng lành mạnh về sau.
Ngoài các món ăn truyền thống có đậu nành, chúng ta có thể duy trì việc bổ sung đạm đậu nành thường xuyên vào bữa ăn hằng ngày bằng các sản phẩm thuần đậu nành tiện lợi như sữa đậu nành đóng hộp, bột đạm đậu nành, đậu nành xanh edamame…
Mách bạn: Uống 1-2 hộp sữa đậu nành Fami mỗi ngày là giải pháp tiện lợi và nhanh chóng có thể giúp bổ sung nguồn đạm thực vật có lợi cho cơ thể. |
PV