Người bị cúm B cần làm gì để nhanh khỏi nhất? Đây là nhóm người tuyệt đối không chủ quan và cần đề phòng biến chứng

15/12/2023 11:35

Cúm B nếu bệnh tiến triển nặng và không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, suy thận, viêm cơ tim hoặc viêm tim, nguy hiểm hơn nữa là nhiễm trùng huyết.

Cúm Blà một trong ba loại cúm thường hay gặp ở Việt Nam, hai loại cúm còn lại là cúm A và cúm C. Các triệu chứng của bệnh lý này một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên ở một số đối tượng, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì bệnh sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Người bị cúm B cần làm gì để nhanh khỏi nhất? Đây là nhóm người tuyệt đối không chủ quan và cần đề phòng biến chứng - Ảnh 2.

Bệnh cúm B là gì?

Đây là một bệnh lý phổ biến do virus lành tính gây ra. Virus nhóm B chỉ có thể gây nên bệnh cúm thông thường, không gây ra đại dịch. Bệnh có thể lây truyền thông qua đường hô hấp và có thời gian ủ bệnh là từ 1 – 3 ngày. Sau đó diễn biến bệnh sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày.

Giai đoạn chuyển giao giữa các mùa là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh phát triển, do đó cúm B còn được xem là loại bệnh thời khí, hoạt động theo mùa. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và những người mắc bệnh mạn tính khác.

Dấu hiệu nhận biết người mắc cúm B

Theo các chuyên gia sức khỏe, khi nhiễm bệnh, triệu chứng cúm B sẽ xuất hiện trên cả đường hô hấp và toàn thân tương tự như bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng cúm B sẽ đến nhanh, đột ngột và nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng thường bao gồm:

- Sốt từ vừa đến cao, có khi lên đến 41ºC, có cảm giác ớn lạnh

- Chảy nước mũi và hắt hơi. Viêm họng, ho, thường là ho khan

- Cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, bủn rủn tay chân. Đau nhức cơ, đau khi vận động.

Người bị cúm B cần làm gì để nhanh khỏi nhất? Đây là nhóm người tuyệt đối không chủ quan và cần đề phòng biến chứng - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Biến chứng đáng sợ của cúm B

Có thể thấy các triệu chứng bệnh cúm B thường không quá nặng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về hô hấp khác. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng hơn và không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, suy thận, viêm cơ tim hoặc viêm tim, nguy hiểm hơn nữa là nhiễm trùng huyết.

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh có thể giúp ngăn chặn được sự phát triển của virus và hạn chế các biến chứng. Chính vì thế, người bệnh khi cảm thấy có các triệu chứng nêu trên thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài.

Điều trị cúm loại B thế nào để nhanh khỏi nhất

Nếu nghi ngờ nhiễm cúm, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước. Bên cạnh đó, nên dành nhiều thời gian ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng.

Đôi khi các triệu chứng cúm B sẽ tự động thuyên giảm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cúm thì nên đến khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Các đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng cao bao gồm:

Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi;

Người già từ 65 tuổi trở lên;

Phụ nữ có thai hoặc vừa sinh ít hơn 2 tuần;

Người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc một số bệnh mãn tính.

Đối với trường hợp người bị cúm là trẻ em, phụ huynh nên ưu tiên đưa trẻ đến cơ sở y tế trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Một số loại thuốc nếu dùng tùy tiện có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Trẻ bị sốt do cúm nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hạ sốt tự nhiên (không cần dùng thuốc).

Trong một số trường hợp cúm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau và thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn xảy ra.

Làm sao để phòng ngừa cúm B?

Người bị cúm B cần làm gì để nhanh khỏi nhất? Đây là nhóm người tuyệt đối không chủ quan và cần đề phòng biến chứng - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Để phòng tránh nhiễm virus gây bệnh cúm B cũng như cúm mùa nói chung, bạn cần chú ý:

- Giữ thói quen vệ sinh tay sạch sẽ, nhất là trước khi đưa tay lên mắt, mũi, miệng

- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như cốc uống nước, thìa, đũa, bàn chải đánh răng, …

- Tránh tụ tập đông người hoặc đến những nơi đông người

- Đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng

- Giữ khoảng cách với những người có triệu chứng giống với cảm cúm

- Tiêm vaccine phòng ngừa cúm mùa hàng năm. Việc tiêm phòng vaccine phòng ngừa cúm hiệu quả có thể lên đến 97%. Người đã tiêm phòng nếu có nhiễm virus cúm cũng sẽ biểu hiện triệu chứng nhẹ hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm so với người không tiêm vaccine.