Loại nấm người Nhật gọi là 'siêu' thực phẩm, người Việt nên ăn nhiều vào mùa đông để ngừa bệnh đái tháo đường, gan nhiễm mỡ!
Nhiều chuyên gia đánh giá nấm chính là một yếu tố giúp cho người Nhật trường thọ.
Nấm hương còn được gọi là nấm đông cô. Trong y học cổ truyền, nấm hương có vị ngọt, mùi thơm, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, chống viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại, tổn thương huyết quản, chảy máu chân răng.
Ở Trung Quốc và Nhật Bản, nấm hương được dùng như một vị thuốc quý từ hàng nghìn năm nay do có tác dụng tăng cường khí lực, kích thích ăn uống, điều hòa khí huyết.
Người Nhật gọi nấm là "siêu" thực phẩm và thường xuyên bổ sung chúng vào bữa ăn để tăng cường sức khỏe. Nhiều chuyên gia đánh giá nấm chính là một yếu tố giúp cho người Nhật trường thọ.
Nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học Nhật cho rằng đối với những trường hợp bị ung thư đã được giải quyết bằng phẫu thuật, nếu dùng nấm hương đều đặn sẽ tránh được di căn.
Ở Trung Quốc, người ta còn cho rằng ăn nấm hương có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể chống ngộ độc thức ăn, giảm béo, chữa bệnh đái tháo đường, suy nhược thần kinh, lao phổi, viêm gan, gan nhiễm mỡ, béo phì.
4 công dụng tuyệt vời của nấm hương với sức khỏe
Bổ sung sắt cho cơ thể
Nấm hương được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng. Sách Đông y viết về nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, tiêu đờm.
Giải độc và bảo vệ gan
Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B - những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch
Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định: Nấm hương có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá... Vì vậy đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng...
Phòng ung thư
Theo một nghiên cứu, nấm hương có chứa một chất hóa học đặc biệt mang tên AHCC – một loại hợp chất pha trộn các axit amin, polisaccarit và khoáng chất, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách gia tăng số lượng các tế bào giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng và ngăn chặn sự phát triển của khối u.
Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ nấm hương
Nấm hương nấu bầu dục
Dân gian cho rằng kết hợp nấm hương với bồ dục lợn và cho thêm gia vị vừa đủ có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả.
Cách làm: Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau. Phương này có tác dụng kích thích tiêu hóa, thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.
Nấm hương hầm gà
Nấm hương khô 25g, mộc nhĩ đen khô 20g, thịt gà mái 500g, hạt sen 30g. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch, thái chỉ. Thịt gà rửa sạch, chặt miếng, hạt sen ngâm cho mềm ra. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Tác dụng: Kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên.
Nấm hương xào hải sâm
Nấm hương khô 15g, mộc nhĩ đen khô 15g, hải sâm 100g, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân, thái chỉ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được. Tác dụng: Ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
3 nhóm người không nên ăn nấm hương
Người nghiện rượu bia
Không nên uống bia rượu mà nhâm nhi nấm hương vì nguy cơ gây ra ngộ độc rượu rất cao. Sự tích tụ của lượng Aldehyde trong máu vượt ngưỡng cho phép khiến bạn gặp những triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mặt đỏ bừng hay buồn nôn… Không phát hiện kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Người có cơ thể tính hàn
Không nên chế biến nấm hương cùng thực phẩm tính hàn mạnh như thịt lạnh hay rau lạnh, vì nó cực hại cho dạ dày. Đặc biệt, khi ăn nấm bạn không nên uống nước lạnh, nước đá, nước giải khát hay trà đá do nó sẽ dẫn tới tình trạng bị tiêu chảy.
Người hệ tiêu hoá kém
Với những người hệ tiêu hoá kém thì tốt nhất không nên sử dụng bất kể món ăn gì liên quan tới nấm. Nguyên nhân, nấm có tính hàn mạnh, nếu ăn vào bạn sẽ bị lạnh bụng và gây đau bụng âm ỉ. Ngoài ra, những người dễ bị cảm lạnh hoặc cơ thể đang nhiễm cảm lạnh cũng không nên ăn nấm.