Phụ nữ nên thường xuyên làm 3 món này ăn sẽ giúp bổ sung khí huyết, loại bỏ chứng tay chân lạnh trong mùa đông
Phụ nữ nên chọn một số món ăn tự chế biến, có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ khí huyết, làm ấm tay chân, các bạn nữ thường ăn món này để giữ ấm trong mùa đông.
Mùa đông khô hanh, đặc biệt là chị em thường bị tay chân lạnh sẽ cảm thấy chật vật trong mùa đông. Sức khỏe bắt đầu từ chế độ ăn uống. Do đó vào mùa này chị em cần bồi bổ sức khỏe thật tốt. Phụ nữ nên chọn một số món ăn tự chế biến, có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ khí huyết, làm ấm tay chân, các bạn nữ nên thường xuyê ăn món này để giữ ấm trong mùa đông.
Dưới đây là 3 món ăn vừa ngon, dễ làm lại giúp chị em bổ sung khí huyết, giữ ấm tay chân trong mùa đông. Cùng bắt tay vào thực hiện nhé!
1. Thịt vịt kho gừng
Thịt vịt kho gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, xua lạnh, bổ máu dưỡng da, có tác dụng cải thiện chứng lạnh tay chân ở phụ nữ rất tốt.
Gừng rất giàu gingerol, có tác dụng diệt khuẩn mạnh, có thể ngăn ngừa cảm lạnh, cúm và các bệnh khác. Gừng có thể làm ấm lá lách và dạ dày, tăng tiết dịch dạ dày, giúp tiêu hóa và giảm bớt cảm giác khó chịu ở dạ dày.
Nguyên liệu làm món thịt vịt kho gừng
1 con vịt khoảng 1.2kg, 300g rượu gạo, 300g gừng tươi, 2 thìa xì dầu, 1 thìa hắc xì dầu, 1 thìa dầu hào, 2g muối, 50g đường phèn, 80g dầu mè.
Cách làm món thịt vịt kho gừng
Bước 1: Thịt vịt mua về đem bóp muối, gừng rồi rửa sạch. Tiếp theo chặt thịt vịt thành miếng vừa ăn. Sau đó bạn cho thịt vịt vào nồi nước sôi chần nhanh. Nhiều người nấu thịt vịt thường không chần cũng được. Tuy nhiên nếu bạn sợ thành phẩm món ăn có mùi tanh thì hãy chần qua. Sau đó rửa lại với nước sạch một lần nữa rồi để ráo.
Gừng tươi bạn nên mua loại không non cũng đừng chọn củ già. Hãy chọn những củ gừng bánh tẻ. Sau đó rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng.
Bước 2: Tiếp theo bạn cho dầu mè vào nồi. Sau đó cho gừng thái lát lên chiên trên lửa nhỏ. Bạn lưu ý nên sử dụng dầu mè ở thao tác này sẽ khiến mùi vị của thịt vịt thơm ngon hơn.
Bước 3: Khi thấy gừng cháy cạnh là đã chín, bạn vớt gừng ra, để lại phần dầu trong chảo. Sau đó xếp các lát gừng đã chiên vào đáy nồi. Bạn cho thịt vịt vào chảo vừa chiên gừng. Chiên cho đến khi thịt vịt chuyển màu hơi vàng.
Bước 3: Sau đó cho xì dầu, hắc xì dầu, đường phèn và dầu hào vào xào đều. Tiếp theo bạn cho thêm rượu gạo, đun thịt vịt ở lửa nhỏ trong khoảng 30 phút ở lửa nhỏ. Thịt vịt sẽ tiết ra nước cùng với lượng rươu gạo và gia vị, do đó bạn không cần cho thêm nước vào nồi. Sau 30 phút nước sẽ rút, bạn tắt bếp là món ăn đã hoàn thành.
Thành phẩm món thịt vịt kho gừng
Món thịt vịt kho gừng hoàn thành với màu sắc đẹp mắt. Cắn một miếng thịt vịt bạn sẽ thấy mềm ngon nhưng vẫn giữ được độ béo và dai hài hòa. Từng thớ thịt ngấm thơm mùi rượu, quyện với gia vị mặn mặn ngọt ngọt cực kì ngon, thỏa mãn cơn thèm!
2. Đậu hũ om huyết vịt
Tiết vịt được ví von là một dạng "đậu phụ" động vật bởi giàu protein, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác, rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tiết vịt chứa hàm lượng chất sắt cao, rất bổ máu. Theo tính toán hàm lượng sắt trong tiết vịt chứa tới 31,8 mg/100g, gấp 4 lần huyết lợn. Từ đó có thể thấy rằng ăn tiết canh vịt bổ dưỡng hơn so với tiết lợn, tác dụng bổ máu cũng rõ ràng hơn. Chị em kết hợp tiết vịt trong các món ăn sẽ giúp bổ huyết, hỗ trợ loại bỏ chứng tay chân lạnh trong mùa đông đông.
Nguyên liệu để làm món đậu hũ om huyết vịt
300g huyết vịt, 300g đậu hũ, 1 gốc hàng baro, 3 tép tỏi, 2 thìa xì dầu, 1 thìa cafe muối, 1.5 thìa tinh bột bắp, 2 lát gừng, một chút hạt tiêu, một chút dầu màu điều, 1.5 bát nước nhỏ.
Cách làm món đậu hũ om huyết vịt
Bước 1: Cắt đậu hũ và tiết vịt thành từng miếng nhỏ. Hành baro, gừng, tỏi, ớt xắt nhỏ. Cho tiết vịt và đậu hũ vào nồi với nước lạnh, thêm 1 thìa muối, đun sôi khoảng 2 phút thì hớt bọt. Sau đó vớt đậu hũ và huyết vịt ra đặt sang một bên.
Bước 2: Đun nóng dầu điều trong chảo, cho hành baro, gừng, tỏi, ớt khô (hoặc ớt tươi tùy thích) vào xào thơm. Sau đó cho đậu hũ và huyết vịt vào, thêm 2 thìa xì dầu vào xào đều. Sau đó bạn cho tinh bột bắp vào bát nước, khuấy đều rồi đổ vào nồi, thêm hạt tiêu, vặn lửa lớn cho sôi rồi hạ về đun ở lửa nhỏ trong khoảng 2 phút thì tắt bếp. Cho đậu hũ om huyết vịt ra tô, thêm chút rau mùi tàu hoặc hành xắt nhỏ lên trên là có thể thưởng thức.
Thành phẩm món đậu hũ om huyết vịt
Vậy là món đậu hũ om huyết vịt hoàn thành chỉ trong vài bước. Màu trắng và vị béo bùi của đậu phụ kết hợp màu tiết tương phản, mang tới một món ăn vô cùng hấp dẫn. Món này ăn với cơm nóng sẽ rất ấm bụng, phù hợp những ngày đông tay chân bị lạnh.
3. Chè nấm tuyết táo đỏ
Đây là món ăn có tác dụng làm đẹp và dưỡng huyết. Nó rất tốt cho phụ nữ trong việc thanh nhiệt giải độc, bổ tỳ vị, bổ âm dưỡng phổi. Mùa đông dùng chè nấm tuyết táo đỏ còn giúp chị em khắc phục chứng tay chân lạnh.
Nguyên liệu để làm món chè nấm tuyết táo đỏ
1 cây nấm tuyết, 15 quả táo đỏ, 10g kỷ tử, 65g đường phèn hoặc đường nâu tùy thích.
Cách làm chè nấm tuyết táo đỏ
Bước 1: Ngâm nấm tuyết trong nước khoảng 1 giờ. Táo đỏ cho vào âu nước rửa sạch.
Bước 2: Cho nấm tuyết và táo đỏ đã ngâm vào nồi. Thêm lượng nước thích hợp rồi đun sôi trên lửa lớn. Sau đó bạn hạ lửa nhỏ rồi đun liu riu trong khoảng 20 phút. Tiếp theo bạn cho đường phèn (hoặc đường nâu tùy thích) vào và đun cho đến khi đường tan hoàn toàn.
Sau khi tắt bếp, bạn chờ nguội bớt thì cho phần kỷ tử đã rửa vào là có thể thưởng thức.
Thành phẩm chè nấm tuyết táo đỏ
Chè có vị ngọt thanh, hạt sen và ý dĩ bùi bùi lại thêm chút giòn ngon của nấm tuyết và trái lê. Mặt khác, món chè dưỡng nhan này còn giúp lưu thông máu, giúp làm đẹp da hiệu quả.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!