Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Dương lịch và những hoạt động diễn ra ở Việt Nam
Tết Dương lịch chính là một trong những ngày lễ quan trọng và có ý nghĩa nhất trong năm của nhiều dân tộc cũng như nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi và chào đón một năm mới với nhiều điều tốt đẹp và may mắn.
Tết Dương lịch là ngày gì?
Tết Dương lịch (hay còn được gọi là Tết Tây) diễn ra vào ngày 01/01 hàng năm và cũng là ngày đầu tiên trong năm theo Dương lịch.
Tết Dương lịch bắt nguồn từ đâu?
Tết Dương lịch có nguồn gốc từ thời cổ đại, nổi bật là trong lịch sử của Đế Quốc La Mã. Vào thời kỳ này, La Mã trở thành quốc gia đầu tiên chính thức chọn ngày 1/1 làm điểm khởi đầu cho năm mới, một quyết định được đưa ra vào năm 153 trước công nguyên.
Trước đó, ngày 25/3 (hay còn gọi là ngày phân xuân) được chọn là ngày đầu tiên của năm mới. Ban đầu, phải tốn khá nhiều thời gian để người dân chấp nhận sự thay đổi này, bởi họ cho rằng ngày 1/1 không trùng với thời điểm hoa màu trổ bông hay mùa vụ nào trong năm cả. Đặc biệt hơn đây chỉ là một ngày vô cùng bình thường.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận ngày 1/1 là ngày quan trọng nhất trong việc bắt đầu một năm mới. Đây là dịp lễ để gia đình sum họp và tận hưởng những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Tết Dương lịch thường được kỷ niệm bằng các sự kiện lớn, trong đó có pháo hoa hoành tráng vào lúc 0h00 ngày 1/1. Đồng thời, ngày này cũng là dịp nghỉ lễ quan trọng, khi người lao động, học sinh và sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để đón chào năm mới.
Ý nghĩa của Tết Dương lịch
Thời khắc giao nhau giữa năm cũ và năm mới
Tết Dương lịch (hay còn gọi là Tết Tây, Tết dương) là khoảnh khắc giao thời quan trọng giữa năm cũ và năm mới, đánh dấu sự khép lại và tiếp lấy sự mở ra một năm mới tốt lành với nhiều mới mẻ đang chờ đón. Mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có cách độc đáo để chào đón sự kiện này, mang đậm nét văn hóa riêng biệt của từng đất nước.
Tết Dương lịch như một ngày Lễ lớn
Ngày nay, Tết Dương lịch là một ngày Lễ lớn của toàn quốc gia. Ở Việt Nam, Tết Dương lịch hay Tết Tây là một ngày Lễ khá được chú trọng. Vào ngày này, người lao động, học sinh, sinh viên sẽ được cho phép nghỉ học, nghỉ làm để chào mừng năm mới.
Ở các quốc gia phương Tây như Anh, Mỹ, Pháp,... sẽ có những cuộc diễu hành chào đón năm mới vô cùng hoành tráng và nhộn nhịp. Ở Anh, các cuộc diễu hành hoành tráng đón năm mới diễn ra, mọi người cùng nhau hát những bài hát truyền thống. Ở Đức, mọi người tổ chức tiệc "chia tay năm cũ" với vũ điệu rock sôi động. Ở Pháp, một bữa tiệc linh đình được tổ chức để chào đón năm mới.
Tết Dương lịch là dịp để gia đình quây quần, tụ họp
Lâu nay, ngày Tết Dương lịch đã được coi là dịp để mỗi gia đình quây quần và tụ họp với nhau. Mỗi gia đình có thể cùng nhau quây quần bên bàn tiệc và đếm ngược thời gian chúc mừng năm mới. Bên cạnh đó, những người đi làm xa cũng tranh thủ ngày này về nhà thăm quê hương, cha mẹ, trao tặng những món quà ý nghĩa.
Tết Dương lịch thể hiện sự yêu thương
Ngày Tết Dương lịch không chỉ là khoảnh khắc đánh dấu một năm mới mà còn là lúc để tất cả mọi người thể hiện tình cảm yêu thương. Mỗi lời chúc "Happy New Year" được trao đi đều thể hiện tấm lòng chân thành và sự yêu thương.
Sự biết ơn trong ngày Tết Dương lịch
Trong những ngày Tết Dương lịch ở các nước phương Tây nói chung và Việt Nam nói riêng, đây là ngày quây quần bên gia đình hoặc tụ tập bạn bè để mọi người có thể chia sẻ những tâm tư trong cuộc sống. Đặc biệt, vào ngày này, con cháu thường sẽ có những lời chúc ý nghĩa cho ông bà, cha mẹ, thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để những người bạn tri kỉ dành tặng những lời chúc tốt đẹp cho nhau.
Tết Dương lịch, hay Tết Tây, không chỉ là ngày lễ quan trọng của phương Tây mà còn trở thành dịp để cả thế giới nghỉ ngơi, chúc mừng và chào đón năm mới với hy vọng về những điều mới tốt đẹp và may mắn.
Tết Dương lịch ở Việt Nam thường diễn ra hoạt động gì?
Gói bánh chưng
Vào này Tết Dương lịch, mỗi gia đình thường quây quần bên nhau, gói những chiếc bánh chưng xanh đẹp mắt và quây quần bên bếp lửa hồng. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho mặt đất, còn bánh giầy hình tròn tượng trưng cho mặt trời, bầu trời. Đất nước Việt Nam vốn phát triển từ nền văn minh lúa nước, nên rất coi trọng và thờ cúng trời đất.
Vì vậy, người Việt thường dâng bánh chưng trong các lễ cúng ngày Tết để bày tỏ lòng thành, sự biết ơn đến đất trời vì một năm mưa thuận gió hòa vừa qua. Ngoài ra, bánh chưng còn thể hiện được tinh thần uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
Tổ chức chương trình đếm ngược (countdown) chào năm mới
Tại Việt Nam, "Countdown" thường được hiểu là một sự kiện đếm ngược thời gian đến một dịp lễ, ngày kỷ niệm hoặc sự kiện quan trọng nào đó. Thông thường, người ta tổ chức các buổi Countdown vào khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới, trong đó thời gian được đếm ngược từ giây, phút cho đến khi đêm Giao thừa bắt đầu.
Tổ chức các hoạt động vui tươi, ý nghĩa
Văn hóa truyền thống là nền tảng để những người dân Việt luôn nhớ về cội nguồn. Được kết tinh từ những bản sắc mang giá trị trường tồn của dân tộc, gìn giữ trong ký ức của mỗi thế hệ, những tinh hoa ấy không chỉ được lưu giữ mà ngày một phát triển, trở thành di sản văn hóa đáng tự hào.
Đặc biệt hơn, Tết cổ truyền chính là dịp để chúng ta tịnh tâm, lắng lòng, tìm về với giá trị cốt lõi của tình cảm gia đình, quê hương, làng xóm... Theo đó, Tết không chỉ là những hoạt động văn hóa mang tính biểu trưng, mà còn là sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, tương lai, là mạch nguồn di sản thăng hoa và hội tụ.
Lấy cảm hứng từ ý nghĩa ngày Tết ở Việt Nam, nhiều địa phương đã tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm tái hiện, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam cho nhiều thế hệ sau. Một số những hoạt động có thể kể đến như: tổ chức văn nghệ tái hiện văn hóa địa phương, thi gói bánh chưng, thi nấu cơm, dựng phim ngày Tết,...
Bắn pháo hoa chúc mừng năm mới
Mỗi năm Tết đến, một điều không thể thiếu trong đêm giao thừa đó là bắn pháo hoa. Tiếng pháo báo hiệu một năm cũ đã qua và chào đón một năm mới đến. Bắn pháo hoa trong dịp năm mới không chỉ mang ý nghĩa xua đuổi tà ác, mà còn là sự mong chờ một năm mới thật nhiều bình an và may mắn trong cuộc sống.
Những vầng sáng lung linh của pháo hoa nhiều màu sắc bừng sáng trên bầu trời đêm giao thừa dường như đã trở thành điều không thể thiếu ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, pháo hoa không chỉ đơn thuần là một cách làm không khí rộn ràng mà còn gửi gắm những ý nghĩa sâu xa. Dường như mọi người đều tin rằng, những sắc màu lung linh, rực rỡ của pháo hoa trong ngày Tết sẽ mang đến một năm mới an khang, thịnh vượng.
Ảnh: Sưu tầm