Người Hà Nội mang đào, quất lên nghĩa trang, mời 'các cụ' về đón Tết cùng con cháu

Vì sao dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn phát triển 28/01/2024 14:13

Những ngày cuối tuần, có rất nhiều gia đình đã mang đào, quất cùng lễ vật ra nghĩa trang để thực hành lễ tạ mộ cuối năm và "mời" những người đã khuất về đón Tết Nguyên đán cùng con cháu.

Lễ tạ mộ thường diễn ra vào những ngày cuối năm (thường từ Rằm tháng Chạp trở đi) và nhộn nhịp nhất là từ ngày ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp).

Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên vào ngày 28/1, nhiều gia đình đã tranh thủ ngày cuối tuần, sớm chuẩn bị cây cảnh và mâm lễ để thực hành tạ mộ dịp cuối năm và mời tổ tiên, những người đã khuất về ăn Tết cùng gia đình, con cháu.

Chùm ảnh ghi nhận của phóng viên:

hhh - Ảnh 1.

Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, bên cạnh việc sắm sửa chuẩn bị cho một năm mới tươm tất, gia đình anh Đình Khang (45 tuổi, ở Hà Nội) không quên dành thời gian sắm đào, hoa tươi và mâm lễ lên mộ phần gia tiên ở nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) để làm lễ tạ mộ.

hhh - Ảnh 3.

Ngoài những loại hoa quen thuộc như hoa đào, hoa cúc được các gia đình lựa chọn đưa lên mộ phần...

hhh - Ảnh 2.

...thì không thể thiếu những chậu quất cảnh sai trĩu quả.

hhh - Ảnh 4.

Mỗi gia đình đều có hoàn cảnh khác nhau, khi tới nghĩa trang, họ đều chung một cảm xúc là tưởng nhớ về người quá cố, mời họ về tư gia đón Tết cùng các con cháu.

hhh - Ảnh 5.

Gia đình anh Hoan (ở Tây Hồ, Hà Nội) vượt hơn 1 giờ đồng hồ từ Hà Nội đến Hòa Bình để tạ mộ người thân.

hhh - Ảnh 7.

Anh Hoan cho biết, mỗi năm, anh và gia đình đều dành thời gian và đến thăm viếng mộ phần khoảng 3-5 lần, vào những dịp như ngày Thanh minh, rằm tháng Bảy, ngày chính giỗ và tạ mộ cuối năm.

Tranh thủ ngày cuối tuần, người Hà Nội 'gánh' đào, quất lên nghĩa trang, mời 'các cụ' về đón Tết cùng con cháu - Ảnh 8.

Bên cạnh mộ phần người con trai duy nhất đã mất khi 6 tuổi, bà Vũ Thị Lựu (72 tuổi, ở TP Hòa Bình) cho biết, bà và các con gái làm lễ tạ mộ cuối năm nhưng chưa mời con trai về đón Tết cùng gia đình. Vì mỗi tuần, bà đều đến mộ con trai để dọn dẹp. Bà Lựu cho biết, ngày cuối cùng của năm, bà sẽ tiếp tục ra nghĩa trang mời con trai về nhà đón Tết.

hhh - Ảnh 8.

Gia đình bà Lê Thị Đào (ở Hà Đông, Hà Nội) cho biết, năm nay do trời lạnh, giá hoa tươi rất đắt đỏ. Song, dù chậu hoa cúc vàng có giá 310.000 đồng, bà Đào vẫn sắm sửa, mang từ Hà Nội lên nghĩa trang, đặt tại mộ phần để chuẩn bị tươm tất cho ngày tạ mộ cuối năm.

hhh - Ảnh 9.

Các phần mộ được các gia đình người thân sửa soạn, dọn dẹp sạch sẽ trước khi thực hành lễ tạ mộ, mời các chân linh hương sớm về đón Tết cùng con cháu.

hhh - Ảnh 11.

Đào bung nở bên các mộ phần trong ngày tạ mộ dịp cận Tết Nguyên đán.

hhh - Ảnh 12.

Tục lệ tảo mộ ngày Tết thể hiện tinh thần tôn thờ, kính yêu, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

hhh - Ảnh 13.

Đây là truyền thống của Việt Nam, là cách để giáo dục tinh thần cho lớp trẻ...

hhh - Ảnh 14.

...và cũng là dịp răn dạy mỗi người phải nhìn lại đạo đức của chính mình, nhắc nhở người lớn hãy luôn sống tốt với mọi người, với cha mẹ của mình.

Vì sao dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn phát triển