Tết nhộn nhịp ngay sau giao thừa, một số quán ăn phục vụ xuyên Tết

12/02/2024 10:24

Sau thời khắc đón năm mới, hàng nghìn người dân ở Hà Nội đã đến Phủ Tây Hồ cầu may. Tại các tỉnh thành khác, người người đi hái lộc, giới trẻ đi "ăn xuyên đêm", một số quán cafe, quán ăn phục vụ không kể Tết... Một năm Giáp Thìn nhộn nhịp ngay từ những ngày đầu năm.

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 1.

Sau thời khắc giao thừa chào đón năm mới Giáp Thìn, bất chấp giá lạnh 14 độ C, ngay từ 0h ngày mùng 1 Tết, hàng trăm người dân ở Hà Nội đã đến Phủ Tây Hồ dâng lễ.

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 2.

Thời điểm 0h30 mùng 1 Tết, dòng người liên tục đổ về khiến cho lối vào Phủ Tây Hồ đông như ngày hội.

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 5.

Phía bên trong Phủ Tây Hồ, mặc dù chỉ được đứng ngoài sân, nhiều người vẫn thực hiện nghi thức dâng lễ, cầu bình an, tiền tài, học vấn...

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 6.

Phủ Tây Hồ từ lâu nay được biết đến là một trong những chốn linh thiêng trong hệ thống đình, đền, chùa, phủ ở Hà Nội nên thường xuyên thu hút đông khách mỗi dịp lễ hoặc ngày đầu năm mới.

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 9.

Bên trong sân Phủ Tây Hồ không còn một chỗ trống. Địa điểm tâm linh này không chỉ đông đúc vào ngày mùng 1 Tết mà còn tới sau rằm tháng Giêng.

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 11.

Từ lâu, hái lộc đầu năm là một truyền thống tốt đẹp của người Việt. Trong những ngày đầu xuân, nhiều gia đình cùng nhau đi lễ chùa cầu một năm mới bình an và gặp nhiều may mắn.

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 12.

Theo đó, ngay từ 0h ngày 10.2, Tại Chùa Quang Sơn (Thành phố Tam Điệp, Ninh Bình) đã rất đông người đến lễ và hái lộc đầu năm mới.

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 13.

Người dân đi lễ chùa sau thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới Giáp Thìn 2024 (Ảnh: Xuân Quý)

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 15.

Chị Đào Thị Luyên (36 tuổi, phường Nam Sơn) cho hay: “Mỗi năm, đến dịp giao thừa, chị cùng chồng sẽ đến chùa đặt lễ. Tuy nhiên, năm nay rất vui khi các con đều hào hứng và vui vẻ đi cùng bố mẹ đến chùa hái lộc. Năm nay, gia đình chị đã chuẩn bị một bộ lễ cúng đặc biệt bao gồm với 5 cân gạo nếp, 3 chai nước lọc và 3 phong bánh. (Ảnh: Xuân Quý)

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 21.

Mọi người xếp hàng đón nhận lộc đầu xuân năm mới (Ảnh: Xuân Quý)

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 23.

Trong túi lộc sẽ bao gồm chút gạo, muối và một lá bùa bình an (Ảnh: Xuân Quý)

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 29.

Chị Minh Tâm (25 tuổi, phường Tây Sơn) chia sẻ “Từ hồi 18 tuổi, mình đã bắt đầu cùng em gái đi vào chùa hái lộc đầu năm vào khoảng khắc giao thừa. Đặc biệt, thường mình sẽ vào từ năm cũ để rước lộc năm mới về và chúc sức khỏe gia đình” (Ảnh: Xuân Quý)

Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 32.

Sau khi đã hái lộc đầu xuân, rất nhiều người nán lại để kịp chụp cho mình những bức ảnh trong năm mới tại chùa để lưu giữ kỉ niệm (Ảnh: Xuân Quý)



Người Hà Nội chen chân đi lễ sau giao thừa - Ảnh 34.

Chùa Quang Sơn được lựa chọn là điểm đầu tiên của người dân Thành phố Tam Điệp mỗi dịp xuân về. Chùa Quang Sơn không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn đẹp về kiến trúc nghệ thuật cùng đạo hạnh của vị tổ khai sơn (Ảnh: Xuân Quý)

Hà Nội: Nhiều quán ăn, cafe mở xuyên Tết, phụ thu từ 10% - Ảnh 1.

Các quán cà phê tại Hà Nội cũng nhộn nhịp ngay từ 30 Tết, càng ngày càng đông vào những ngày đầu năm. Trả lời báo Công Thương, chị Ngọc Tuyết (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, “cà phê 30 Tết” là thú vui mỗi năm chỉ có một lần, cũng không phải người nào sinh sống, làm việc ở Hà Nội cũng có dịp trải nghiệm. “Hàng năm cứ vào ngày 30 tôi và nhóm bạn thường hẹn hò nhau ở góc quán quen ngồi nhâm nhi ly cà phê, ngắm nhìn phố sá, đất trời giao mùa. Cảm giác vừa bình yên, sảng khoái lại vừa thong thả, ung dung. Những cảm xúc mà trong một năm, khó tìm lại lần thứ 2”, chị Tuyết bày tỏ.


Hà Nội: Nhiều quán ăn, cafe mở xuyên Tết, phụ thu từ 10% - Ảnh 2.

Nắm bắt xu hướng vui chơi của người dân, năm nay nhiều quán cà phê, hàng ăn tại Hà Nội treo biển thông báo bán hàng xuyên Tết và công khai giá bán.

Tết nhộn nhịp ngay sau giao thừa - Ảnh 17.

Nhộn nhịp nhất vẫn là không khí tại các quán ăn những ngày đầu năm. Ngay trong những ngày đầu tiên của năm mới Giáp Thìn, các hàng quán tại Phủ Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, đã đồng loạt mở cửa. Khách tới thưởng thức bún ốc, bún riêu, bún cá, bánh tôm, bánh bột lọc… đông nghịt.

Tết nhộn nhịp ngay sau giao thừa - Ảnh 18.

Giá bán được niêm yết rõ ràng.

Trả lời trên Hà Nội Mới, chị Hoài Tú, đại diện quán bún ốc Nguyệt Nga, phố Phủ Tây Hồ cho biết, để thực khách thoải mái khi ghé thăm quán trong những ngày đầu năm, quán thông tin rõ giá từng món ăn.

Tết nhộn nhịp ngay sau giao thừa - Ảnh 19.

Một số quán bún, phở đã mở tại ngõ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm.

Ghi nhận của PV Hà Nội Mới, tại nhiều tuyến phố tại các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên…, nhiều cửa hàng ăn uống mở cửa đón khách.

Tết nhộn nhịp ngay sau giao thừa - Ảnh 20.

Một số hàng ăn mở cửa không nghỉ Tết.

Chị Mỹ Thu, chủ cửa hàng mỳ vằn thắn trên phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm cho biết, cửa hàng bán xuyên Tết. Dịp này, khách đông hơn khoảng 10%, do có thêm các du khách đến từ các tỉnh, thành phố tới Thủ đô. Toàn bộ hơn 20 nhân công trong quán làm việc như ngày thường. Giá bán tăng từ 45.000 đồng/bát lên 55.000 đồng/bát.