Những món ăn chuẩn nếp nhà xưa của danh hài Minh Vượng

14/02/2024 10:05

Nhiều món ăn thân thương của người Việt cũng để lại cho nghệ sĩ Minh Vượng nhiều cảm xúc.

Mâm cỗ cúng chuẩn nếp nhà xưa của danh hài Minh Vượng  - Ảnh 2.

Minh Vượng của hiện tại và khi còn trẻ.

NSƯT Minh Vượng vắng bóng truyền hình đã lâu nhưng những khán giả mến mộ vẫn được "gặp" bà trên mạng xã hội qua trang cá nhân. Thi thoảng, nữ danh hài chia sẻ những hình ảnh vui vẻ gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp, học trò. Và một hoạt động nữa rất được bà thường xuyên khoe với mọi người, đó là nấu ăn.

Những ngày Tết, Minh Vượng bao luôn tất tả ngược xuôi với vô vàn công việc nhưng không bao giờ từ bỏ các nếp văn hóa truyền thống. Chị luôn hạnh phúc vì năm nào cũng vậy, trong ngôi nhà nhỏ của chị, những người đi xa, đều trở về, ăn cái Tết đoàn viên ấm cúng bên nồi bánh chưng và trao nhau lời chúc tốt đẹp.

Những món ăn chuẩn nếp nhà xưa của danh hài Minh Vượng - Ảnh 2.

Minh Vượng là người trọng tình nghĩa và các giá trị xưa. Nói về kỷ niệm ngày Tết, NSƯT Minh Vượng từng tâm sự trên VTC New cho biết, rất nhiều ký ức về Tết xưa vẫn sống động trong chị, từ kỷ niệm thời bao cấp hớn hở xếp hàng mua thực phẩm đến hình ảnh đêm 30 Tết cả nhà quây quần bên nồi bánh chưng nóng ấm.

“Tôi nghĩ, ai đã đi qua giai đoạn đất nước thời bao cấp sẽ vô cùng nhớ bách hoá tổng hợp những ngày giáp Tết. Lúc bấy giờ được vào bách hoá tổng hợp ngày Tết là thích vô cùng. Mặc dù chả mua gì nhưng chỉ cần được ngắm thôi là đã cảm thấy sung sướng lắm rồi. Tôi còn nhớ hồi 5 - 6 tuổi, được túm áo bố mẹ đi vào bách hoá tổng hợp, quầy mậu dịch lúc đó còn cao hơn cả mình, rồi cứ nghển cổ lên nhìn các cô chú mua hàng. Kể cả âm thanh ngày Tết trong đó cũng khác với âm thanh ngày thường.

Đến năm 1984 - 1985 ở Hà Nội vẫn còn kiểu mua hàng bao cấp. Thời đó tôi đã khoảng 18 - 25 tuổi nhưng vẫn đi xếp hàng 'tơi bời hoa lá'. Có khi phải xếp hàng 10 chỗ liền để mua nếp, mua đường, mua đậu, mua thịt, mua cá, mua rau… và phải dùng cả gạch lẫn rổ rá để đặt chỗ, giữ chỗ. Sau nửa ngày chen lấn, hớn hở mua được ngần đó thứ đồ Tết về thì lòng rạo rực chiến thắng. Thời đó mặc dù nghèo nhưng mọi người yêu nhau thực sự. Ăn miếng thịt có thể đã bị ướp lạnh, ăn miếng cá có thể không còn tươi và ngọn rau có thể đã úa… nhưng vẫn thấy ngon và thắm tình người thế nào đó”, NSƯT Minh Vượng kể.

Mâm cỗ cúng chuẩn nếp nhà xưa của danh hài Minh Vượng  - Ảnh 3.

Sống độc thân nhiều năm trong căn nhà nhỏ ở khu tập thể, nghệ sĩ Minh Vượng vẫn thường tự mình nấu nướng và còn chiêu đãi những người thân yêu. Mới đây, nhân ngày giỗ của người thân, danh hài một thời của "Gặp nhau cuối tuần" đã đăng tải mâm cỗ cúng rất đủ đầy. Toàn là những món thân quen nhưng nữ nghệ sĩ lại được nhiều người khen ngợi về sự chỉn chu, đậm chất cổ truyền.

Mâm cỗ cúng chuẩn nếp nhà xưa của danh hài Minh Vượng  - Ảnh 1.

Mâm cỗ được nữ nghệ sĩ dâng lên cúng gồm thịt gà lá chanh, nem rán, chả lụa, chả quế, bóng xào trứng non, canh móng giò, canh khoai tây cà rốt, canh miến...

Mâm cỗ cúng chuẩn nếp nhà xưa của danh hài Minh Vượng  - Ảnh 2.

Nhiều bạn bè, người hâm mộ đã khen ngợi: "Rất ấm áp, chỉn chu ạ", "Mâm cúng chuẩn cổ truyền, mê quá", "Đúng chất cỗ người Hà Nội", "Vừa đẹp mắt mà vừa ngon"... Có người còn cho rằng Minh Vượng "đúng chuẩn mực của người phụ nữ thời xưa, nhìn cách bày biện mâm cỗ là biết".


Mâm cỗ cúng chuẩn nếp nhà xưa của danh hài Minh Vượng  - Ảnh 4.

Ngoài mâm cỗ cúng trên, nghệ sĩ Minh Vượng cũng từng chia sẻ nhiều món ăn đời thường khác của mình như món bún chấm mắm nêm thịt chân giò luộc. .

Mâm cỗ cúng chuẩn nếp nhà xưa của danh hài Minh Vượng  - Ảnh 6.

Bà cho biết: "Không thể thiếu rau sống, dưa chuột, hành củ… Đĩa dứa chín thêm vào gia vị thay cho chuối xanh vì chợ ngõ không có… Mắm nêm cô bạn gửi từ Huế ra thơm dịu, pha thêm đường, tỏi, ớt. Chao ơi là hấp dẫn, thêm tí cà rốt su hào ngâm giấm".

Mâm cỗ cúng chuẩn nếp nhà xưa của danh hài Minh Vượng  - Ảnh 8.

Nữ nghệ sĩ cũng từng tả món bún dọc mùng mình nấu mà nhiều người đọc phải "rớt nước miếng": "Ăn chiều. Chiều cứ âm u mà tôi rất ghét, thôi thì ngâm ít tôm khô. Sườn non rửa sạch cho vào đảo mắm muối, khoảng 5 phút là được. Tôm khô cho vào nước sủi lăn tăn. Hành thái nhỏ, mùi tàu thái rối, cà chua thái cau. Dọc mùng bóp muối rửa sạch, cho qua nước dùng cho chín vớt ra. Nêm cho vừa, hơi đậm một chút chan bún là vừa ăn, cà chua sôi 2 phút là chín, tuỳ ăn chua thế nào cho bỗng rượu vào, có người thích sấu, nhưng sấu nước không đẹp. Cho bún và các thứ vào bát, dọc mùng chao qua cho nóng. Nhìn bát bún dọc mùng có sườn non, tôm, hành mùi tàu, cà chua đỏ, dọc mùng xanh, bún trắng. Lọ tỏi ngâm dấm ớt,tương ớt bên cạnh. Hấp dẫn ra trò, nâng đũa mời cả nhà".

Nhiều món ăn thân thương của người Việt cũng để lại cho nghệ sĩ Minh Vượng nhiều cảm xúc. Bà có rất nhiều cảm xúc về món bún riêu. Ngày đông, Minh Vượng cũng từng làm món này và thổ lộ: "Chiều se lạnh, bụng cứ trống trải như có ai mong… Lạ thế… Bằng ngần tuổi đầu còn ai nhớ? À, nghĩ ra là sự nhớ nhung của cái dạ mỏng... He he… Mở tủ mây chiều, lấy gói cua xay sẵn, kỳ cạch một lúc cũng xong".

Những món ăn chuẩn nếp nhà xưa của danh hài Minh Vượng - Ảnh 9.

Nghệ sĩ Minh Vượng tiết lộ chiêu nấu bún riêu của mình: "Quan trọng món bún riêu mà không có mẻ là chán chết, đừng quên mẻ chua nhé… Chợ chiều các loại binh chủng rau thơm có đủ, từ hành củ, hành hoa, cà chua, bún…Nhiều người phi hành bị cháy là do khi mắt nhìn thấy hành vàng ruộm mới nhắc chảo ra là tan đời con Nở…"

Những món ăn chuẩn nếp nhà xưa của danh hài Minh Vượng - Ảnh 10.

"Thấy hành nổi lên, bắt đầu toả hương nức mũi bắc ra là vừa. Nhớ chút mắm tôm, hoà nước cho vào khi mới đặt nồi lên bếp, khuấy đều tay khoảng dăm phút khi nào gạch cua nổi hết là được. Pha sẵn một ít mắm tôm ngoài chấm đậu, nhớ tí rượu trắng, đường, ớt… Đánh cho sủi bong bóng mũi cho hấp dẫn… Cái anh rau xà lách nhớ thái nhỏ, ngày xưa có rau diếp chứ bây giờ đào đâu ra những lá rau xanh mướt! Có hoạ chăng trong nỗi nhớ hiện về…", danh hài chia sẻ.

Những món ăn chuẩn nếp nhà xưa của danh hài Minh Vượng - Ảnh 11.

Bà bộc bạch: "Ngày xưa,ngày xưa ơi cái gì cũng ngon... Một phần do thiếu thốn, bụng đói nhưng cái chính không làm điêu, làm giả như bây giờ. Lại lan man, không nhắc nữa lại buồn đau. Mời cả nhà món quà chiều, tay làm hàm nhai. Nâng đũa nào".