Bị đau họng, người đàn ông bị cắt gần hết dạ dày do mắc sai lầm này khi dùng thuốc
Để giảm cảm khác khó chịu, bệnh nhân tự chủ động tăng liều thuốc giảm đau. Hậu quả dẫn đến bị xuất huyết tiêu hóa, nguy hiểm đến tính mạng.
Thời tiết nồm ẩm và nóng lạnh bất thường khiến ông Ye (60 tuổi, ở Chiết Giang, Trung Quốc) bị đau họng, do có tiền sử bệnh gout nên ông đau nhức toàn bộ cơ thể. Để giảm cảm khác khó chịu, ông chủ động tăng liều thuốc giảm đau gấp đôi so với bình thường. Hôm nhiều nhất, ông uống tới 12 viên thuốc giảm đau kháng viêm ibuprofen mỗi ngày.
Chưa đầy 1 tuần, ông Ye xuất hiện những cơn đau bụng và dại tiện ra máu nên được gia đình đưa đến viện khám.
Các bác sĩ cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng xanh xao, huyết sắc tố giảm xuống dưới 50 g/L. Trong khí huyết sắc tố ở nam giới trưởng thành bình thường là 120 - 160 g/L) và bị sốc mất máu. Sau nhiều lần kiểm tra, đưa ra chẩn đoán bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc dạ dày cấp tính do dùng thuốc giảm đau quá liều, từ đó dẫn đến xuất huyết tiêu hóa nguy hiểm đến tính mạng.
Các bác sĩ cho biết, do nồng độ huyết sắc tố giảm sâu 39 g/L, vết thủng dạ dày của bệnh nhân quá lớn đến mức không thể lành sau khi phẫu thuật để cầm máu, khoang bụng của anh bị nhiễm trùng nặng nên các bác sĩ đã phải phẫu thuật cắt bỏ phần lớn dạ dày để duy trì tính mạng của bệnh nhân.
7 tác hại đáng sợ khi làm dụng thuốc giảm đau
Các bác sĩ khuyến cáo: Người dân khi mắc bệnh, nhất thiết phải đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn về việc điều trị. Không nên tự ý sử dụng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và phải có sự hướng dẫn về cách dùng, liều lượng của bác sĩ.
Gây khó trong chẩn đoán bệnh
Chẳng hạn bệnh tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, mất ngủ thường có triệu chứng là nhức đầu. Nếu tự ý dùng thuốc giảm đau thì triệu chứng nhức đầu sẽ giảm. Đối với những bệnh phức tạp, nguy hiểm như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc ruột thừa… thì việc tự ý dùng thuốc lại càng rất nguy hiểm vì thuốc có thể làm che lấp triệu chứng nhưng bệnh vẫn tiến triển đến tình trạng nặng hơn.
Gây tổn thương gan
Thuốc giảm đau, đặc biệt là paracetamol có thể có hại cho gan do chất peroxit được hình thành bởi sự chuyển hóa của paracetamol trong cơ thể. Do vậy cần chú ý đến liều lượng khi sử dụng paracetamol. Uống 8 viên (500 mg) trong một ngày có thể gây ra tổn thương gan cấp tính nghiêm trọng, đặc biệt ở những người hay uống rượu và có tiền sử bệnh gan từ trước.
Gây kích ứng dạ dày
Một trong những tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau là kích thích dạ dày, nhất là uống thuốc trong khi dạ dày đang trống rỗng. Bạn có thể bị nôn và ợ nóng. Thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin và naproxen… gây kích ứng tổn thương cho dạ dày, thậm chí viêm loét và chảy máu dạ dày.
Gây suy thận
Thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen có thể gây tổn thương thận và suy thận cho những người có bệnh tiểu đường và huyết áp cao, đặc biệt những người có tiền sử bệnh thận.
Gây sảy thai
Phụ nữ uống thuốc giảm đau trong 20 tuần đầu của thai kỳ có nhiều nguy cơ sảy thai. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào nếu có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai.
Gây loãng máu
Thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen có khả năng làm loãng máu. Aspirin mang lại nhiều lợi ích cho người có vấn đề về đông máu và bệnh tim.
Gây trầm cảm
Thuốc giảm đau làm giảm tác dụng của thuốc trị trầm cảm. Những người bị trầm cảm nên hạn chế dùng thuốc giảm đau.
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau để giảm nguy cơ bị tác dụng phụ
- Đối với trẻ em dưới 16 tuổi không được sử dụng thuốc aspirin vì có thể ảnh hưởng tới não và gan do cơ thể và sự phát triển của trẻ em khác nhiều so với người lớn.
- Đối với phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng tới thai nhi hoặc chất lượng sữa mẹ, trong đó có các loại thuốc liên quan đến giảm đau hạ sốt kháng viêm.
- Đối với người cao tuổi cần hết sức thận trọng tác dụng phụ với các thành phần của thuốc do có thể giai đoạn này chức năng gan thận và đường tiêu hóa không còn khỏe mạnh như thời niên thiếu.
Cách phòng và điều trị biến chứng do lạm dụng thuốc giảm đau
- Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng.
- Không tự ý đổi thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc giảm đau cùng một lúc.
- Nếu bị các biến chứng do uống thuốc giảm đau nhiều như tổn thương gan, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, nghiện thuốc… cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
- Để hạn chế dùng thuốc giảm đau, bạn có thể nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, áp lạnh lên vùng đau, massage nhẹ nhàng...