Người phụ nữ 60 tuổi mắc ung thư bàng quang do thường xuyên làm việc này khi làm đẹp, chị em cần cảnh giác với sở thích này
Người phụ nữ này đã nhuộm tóc không ngừng từ năm 20 tuổi. Bác sĩ cho rằng thói quen nhuộm tóc suốt 40 năm của bệnh nhân có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Việc làm đẹp tóc như nhuộm tóc, phủ bạc là nhu cầu chính đáng của chị em, đặc biệt là chị em tuổi trung niên. Tuy nhiên, việc lạm dụng loại thuốc làm đẹp này tiềm cần nhiều nguy cơ đến sức khỏe.
Để cảnh báo về nguy cơ lạm dụng thuốc nhuộm tóc, bác sĩ bác sĩ tiết niệu của Bệnh viện Gengshin (Trung Quốc) đã chia sẻ về trường hợp nữ bệnh nhân 60 tuổi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang. Được biết, người này đã nhuộm tóc không ngừng từ năm 20 tuổi để làm đẹp. Bác sĩ cho rằng thói quen nhuộm tóc suốt 40 năm của nữ bệnh nhân có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Giải thích về điều này, ông cho rằng thuốc nhuộm tóc hầu hết tan trong nước, có thể tan trong máu, sau khi được thận chuyển hóa sẽ hòa tan trong nước tiểu, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bàng quang. Điều khó khăn trong việc phát hiện và chẩn đoán ung thư bàng quang là so với nhiều bệnh ung thư khác có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu, ung thư bàng quang thì không thể làm được như thế, vì vậy khi phát hiện thấy dấu hiệu tiểu ra máu thì có thể bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng thuốc nhuộm tóc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch và ung thư vú và các loại ung thư khác.
Trên thực tế, tác hại của thuốc nhuộm tóc đối với mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, hiện nay thuốc nhuộm tóc đã được cải tiến rất nhiều và đã bớt độc hai, nhưng dù sao đây vẫn là những hóa chất chứa các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các chuyên gia khuyến cáo, trước khi bạn muốn nhuộm tóc hãy cân nhắc kỹ lưỡng những tác hại mà thuốc nhuộm mang lại.
Một số tác hại khác của thuốc nhuộm tóc với sức khỏe
Làm tổn thương da đầu và tóc
Các hóa chất có trong thuốc nhuộm sẽ làm mất độ ẩm của tóc cũng như làm cho tóc bị bong tách các lớp mô vỏ, bào mòn chất dinh dưỡng nuôi tóc, từ đó làm cho tóc bị khô yếu và thường xuyên gãy rụng. Bên cạnh đó, thuốc bay hơi có thể gây đỏ mắt, hắt hơi, chảy nước mũi. Với những người da nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể bong tróc, ngứa, châm chích… thậm chí là lở loét và da đầu.
Ảnh hưởng đến nội tiết
Trong một số thuốc nhuộm tóc có chứa hóa chất alkylphenol ethoxylate (APE), là một hóa chất thường được sử dụng làm chất tẩy trong ngành xử lý ướt hàng dệt may. Thuốc nhuộm tóc có chứa chất này nhằm tạo màu sắc đẹp hơn, nhưng chất này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai nếu nhuộm tóc sẽ có nguy cơ thai nhi mắc bệnh ung thư lớn hơn 10 lần so với người không nhuộm tóc. Do đó, khi chuẩn bị mang thai hoặc trong thai kỳ tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm tóc.
Ảnh hưởng đến xương khớp
Theo Viện y học ứng dụng Việt Nam, những người hay nhuộm tóc thường phải đối mặt với chứng đau khớp, chủ yếu là đau các khớp nhỏ và nhỡ như khớp bàn tay, khuỷu, gối, cổ chân. Nguyên nhân là do trong thuốc nhuộm tóc có chứa paraphenylenediamin (PPD).
Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Thụy Điển, những phụ nữ nhuộm tóc thường xuyên trong 20 năm hoặc lâu hơn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp mạn tính cao gấp đôi so với người không nhuộm tóc.
Lưu ý để nhuộm tóc an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe
- Hãy chú ý đến những phần lưu ý hoặc thành phần trên bao bì. Đọc kỹ hướng dẫn và làm theo hướng dẫn sử dụng trong gói thuốc nhuộm tóc.
- Không nhuộm tóc quá thường xuyên. Thời gian cách nhau mỗi lần nhuộm nên là 6 tháng/lần. Đối với những người người bị bạc tóc sớm phải phủ bạc có thể đội một lớp tóc giả, mỏng. Biện pháp này vừa giải quyết được vấn đề che tóc bạc, không phải sử dụng nhiều hóa chất phủ bạc và có thể lại rẻ tiền.
- Lựa chọn thuốc nhuộm tóc của các nhãn hàng uy tín (hoặc đã dùng quen). Không trộn các sản phẩm nhuộm tóc khác loại với nhau vì sẽ gia tăng nguy cơ tổn thương tóc và da đầu.
- Sau khi nhuộm tóc, nên xả lại bằng nước lạnh hoặc nước mát. Không dùng nước nóng để tránh hư tổn và rụng tóc nhiều hơn. Hạn chế sấy, là, làm nóng tóc.
- Mỗi tuần nên ủ dưỡng tóc 1 lần. Lựa chọn dầu gội có thành phần dưỡng ẩm cho da và tóc; chỉ dùng dầu xả cho phần ngọn tóc.
- Khi đi ra ngoài trời, cần đội mũ, mặc áo chống nắng phủ kín mái tóc để chống nắng cho da đầu và tóc.
Ai không nên nhuộm tóc
- Những người có cơ địa dị ứng như nổi mề đay, viêm da cơ địa, hen, chàm, eczema, dị ứng thức ăn, thuốc... cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc nhuộm tóc.
- Người bị dị ứng thuốc nhuộm tóc.
- Người đang bị mụn nhọt, viêm da, viêm da tiết bã nhờn hoặc tổn thương da.
- Người suy giảm miễn dịch và bệnh nhân mắc các bệnh khác nhau trong giai đoạn phục hồi.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.