7 bài thuốc dân gian trị ho, giảm cảm giác đau rát họng do cảm lạnh, cảm cúm

10/03/2024 07:00

Khi bị ho, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian. Những bài thuốc này không chỉ giảm ho hiệu quả, mà còn an toàn, hạn chế tác dụng phụ do kháng sinh.

Mặc dù homang tính bảo vệ cơ thể nhằm tống các chất dịch, đàm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật ra khỏi đường hô hấp nhưng khi bị ho, cơ thể sẽ rất khó chịu, mất ngủ, rát cổ họng... 

Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh hay dùng, bạn có thể tìm hiểu một số bài thuốc dân gian không chỉ hiệu quả để giảm cơn ho, mà còn an toàn, hạn chế tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.

8 cách trị ho đơn giản mà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian

Trị ho bằng nước ấm

7 bài thuốc dân gian trị ho, rát cổ họng khi bị cảm lạnh, cảm cúm - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Về cơ bản, việc uống nhiều nước ấm là cần thiết đối với người bị ho khan hay ho có đờm. Nếu bị ho khan, nước có vai trò cấp ẩm cho cổ họng, giúp cổ họng ít bị kích thích hơn, hạn chế cơn ho khan. Đối với bệnh nhân ho có đờm, nước ấm giúp long đờm, từ đó giúp tống đờm ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.

Trị ho bằng gừng, tỏi và mật ong

7 bài thuốc dân gian trị ho, rát cổ họng khi bị cảm lạnh, cảm cúm - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tỏi có tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm hiệu quả, giúp loại bỏ nhiễm trùng có trong phổi và hệ hô hấp. Trong khi đó, mật ong có tính sát khuẩn, kháng viêm cao, có thể làm giảm ho cấp tính ở trẻ em và người lớn hiệu quả.

Trị ho bằng lá hẹ, lá tía tô

7 bài thuốc dân gian trị ho, rát cổ họng khi bị cảm lạnh, cảm cúm - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Từ lâu lá hẹ kết hợp với mật ong, đường phèn được coi là vị thuốc chữa ho hiệu quả. Trong lá hẹ không có độc tính, dùng rất đơn giản. Bạn có thể lấy 1 nắm nhỏ lá hẹ và đường phèn hấp cách thủy rồi chắt lấy nước uống để tiêu đờm, làm dịu cơn ho.

Nếu không có lá hẹ, bạn có thể dùng các nguyên liệu khác như: cánh hoa hồng bạch, hoa khế, lá tía tô, hoa hành….

Trị ho bằng quả và lá chanh tươi

7 bài thuốc dân gian trị ho, rát cổ họng khi bị cảm lạnh, cảm cúm - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Với quả chanh tươi, bạn nên ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó cho vào lò vi sóng nướng kỹ. Khi chanh được nướng, những thành phần này sẽ tương tác với nhau tạo ra một dung dịch có tác dụng sát khuẩn. Để có tác dụng tốt hơn, bạn có thể pha thêm một chút mật ong, khi sử dụng dung dịch này sẽ làm ấm phổi, giảm ho, bớt khản tiếng.

Ngoài ra, lá chanh rất thích hợp với người bị ho lâu ngày không khỏi. Bạn có thể chế biến bằng cách sắc lá chanh với gừng tươi, dùng nước sắc này cơn ho dai dẳng sẽ giảm đi nhanh chóng.

Trị ho bằng rau diếp cá

7 bài thuốc dân gian trị ho, rát cổ họng khi bị cảm lạnh, cảm cúm - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Đây là vị thuốc kháng sinh có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan. Cách làm nhanh nhất là giã nhuyễn rau diếp cá, đun nhỏ lửa cùng nước vo gạo khoảng 20 – 30 phút. Để nguội, sau đó thêm một chút đường cho dễ uống.

Trị ho bằng lá húng chanh

7 bài thuốc dân gian trị ho, rát cổ họng khi bị cảm lạnh, cảm cúm - Ảnh 7.

Ảnh minh họa

Là húng chanh được Bộ Y tế xếp vào danh mục 70 cây thuốc Nam thiết yếu. Húng chanh chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là carvacrol có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Trong Đông y, húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt…

Sử dụng lá húng chanh trị ho bằng cách: Rửa sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút, bảo quản tủ lạnh dùng dần.

Trị ho bằng quả quất 

7 bài thuốc dân gian trị ho, rát cổ họng khi bị cảm lạnh, cảm cúm - Ảnh 8.

Ảnh minh họa

Quả tắc (quả quất) chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus, giúp trị ho, long đờm hiệu quả. Vì vậy, để giảm ho, có thể rửa sạch rồi cắt đôi một vài quả tắc, sau đó đem hấp cách thủy với đường phèn và uống trong ngày ngay khi còn ấm.

Trị ho bằng quả la hán

7 bài thuốc dân gian trị ho, rát cổ họng khi bị cảm lạnh, cảm cúm - Ảnh 9.

Ảnh minh họa

Quả la hán có công năng nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đàm hỏa ho, ho gà, huyết táo)… Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan...

Ngoài ra còn thấy nước sắc của quả la hán có tác dụng chống ho, khử đờm rõ ràng và lại còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể.

Lưu ý, trên đây là những bài thuốc dân gian rất hay, nguyên liệu dễ kiếm mà cách chế biến cũng đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, nó thường chỉ có công dụng khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng hầu họng. Những trường hợp ho, cảm lâu ngày, vi khuẩn đã “di cư” xuống phế quản, phổi (nghe tiếng ho có âm vang, sau cơn ho đau rát, có hoặc không kèm sốt) nên đi khám bệnh để dùng thuốc phù hợp.

M.H (t/h)