Cô gái ở Hà Nội bị mảnh vỡ của mũ bảo hiểm cắt vào đầu sau va chạm với xe ba gác

12/03/2024 21:11

Việc cô gái bị mảnh vỡ mũ bảo hiểm cắt vào sau đầu khi gặp tai nạn đã khiến nhiều người ý thức hơn về việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn.

Vào sáng ngày 12/3, trên MXH (mạng xã hội) không ngừng chia sẻ hình ảnh vụ tai nạn giao thông khiến một cô gái bị thương. Theo như bài viết chia sẻ, sau khi va chạm với xe ba gác, nạn nhân đã ngã đập đầu xuống đường và không may bị mảnh vỡ mũ bảo hiểm cắt vào đầu làm bị thương.

Được biết, sự việc xảy ra tại ngã ba khu vực Trần Duy Hưng - Hoàng Đạo Thuý (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Cũng theo bài đăng, Đội cứu hộ FAS Angle cũng đã có tại mặt tại hiện trường để hỗ trợ sơ cứu và bàn giao 115 đưa nạn nhân vào Bệnh viện.

Cô gái ở Hà Nội bị mảnh vỡ của mũ bảo hiểm cắt vào đầu sau va chạm với xe ba gác - Ảnh 1.

431789658_1459998144948643_5752038723697185948_n (1)

Anh Phạm Quốc Việt, Đội trưởng Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel xác nhận thông tin trên MXH và cho biết các thành viên đội cứu hộ đã có mặt để sơ cứu cho nạn nhân: “Vết thương không quá nghiêm trọng, chúng tôi đã bàn giao nạn nhân cho Bệnh viện GTVT Hà Nội.”

Dưới các bài đăng trên MXH, nhiều người cho rằng việc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng không chỉ không có tác dụng bảo vệ bản thân nếu có tai nạn xảy ra mà còn có nguy cơ gây ra các tổn thương khác nghiêm trọng hơn:

"Mũ này chỉ để đỡ bị phạt chứ gần như không có tác dụng bảo hiểm"

"Những người bị rồi mới thấy tai hại, chứ vẫn có nhiều người đội chỉ để chống đối lắm"

"Vậy mới thấy cái mũ đạt chuẩn lợi hại như nào. Đừng vì đội cái mũ mà sợ hỏng tóc, sức khoẻ và tính mạng bản thân vẫn phải đặt lên hàng đầu."

Cô gái ở Hà Nội bị mảnh vỡ của mũ bảo hiểm cắt vào đầu sau va chạm với xe ba gác - Ảnh 2.

Theo QCVN 2:2021/QCVN, mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông có mục đích chính là hấp thụ năng lượng va đập để bảo vệ vùng đầu của người đội nhằm giảm thiểu chấn thương khi bị va đập.

Về cơ bản, các quy chuẩn kỹ thuật đối với mũ bảo hiểm có một số điểm đáng chú ý như sau:

Mũ phải bao gồm 04 bộ phận chính:

- Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội;

- Đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động tới đầu người đội mũ;

- Quai đeo để cố định mũ;

- Lớp vải lót bên trong để đảm bảo dễ chịu cho người sử dụng.

Các phụ kiện như kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm… không bắt buộc.

Mũ được chia thành 04 loại:

- Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ;

- Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ;

- Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ;

- Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ.

Đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn có bị phạt?

Căn cứ điểm i, điểm k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[...] i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; […]