Người phụ nữ bị tắc ruột sau khi ăn 1kg hồng giòn

Hồng Ngọc (t/h) 17/11/2022 15:31

PLBĐ - Người phụ nữ 57 tuổi nhập viện do đau tức thượng vị, đầy và nóng bụng…Nội soi phát hiện bã thức ăn lớn trong dạ dày.

Nhâp viện vì ăn hồng giòn

Bà N.T.H.D. (57 tuổi) cho biết, có mua 1kg hồng giòn về ăn, sau đó, bà xuất hiện triệu chứng đau tức vùng thượng vị, đầy, nóng bụng.

Vào khám tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An, bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày.

Các bác sĩ nội soi bất ngờ khi phát hiện khối bã thức ăn lớn kích thước 3x5 cm, nằm ở dạ dày, tạo thành khối màu trắng ngà, cứng chắc, gây viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày.

Bác sĩ nội soi cắt khối bã thành nhiều miếng nhỏ, sau đó đưa ra ngoài thông qua đường miệng. Sau hơn 1 giờ, toàn bộ khối bã mới được lấy ra ngoài. Bệnh nhân hồi phục sức khỏe, ăn uống bình thường.

photo-1668673755170

Khối bã rắn trong dạ dày bệnh nhân. (ảnh BVCC)

Theo BSCKI Vương Khả Vinh - Phó Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, cần lưu ý nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, nhiều nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc.

Ngoài ra, thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn.

Bên cạnh đó, do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, đặc biệt là hồng ngâm, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành cục dị vật dạng bã thức ăn trong đó.

Ai không nên ăn hồng giòn?

Theo Dược sĩ dinh dưỡng Lê Kim Phụng - Nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết, những người đang có vấn đề về dạ dày, gan, thận, mắc bệnh trĩ ăn hồng giòn dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm. Ngoài ra, tanin còn gây cản trở sự hấp thụ của chất sắt từ các loại rau trong các bữa ăn. Phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn hồng giòn.

Những người khi đang uống thuốc chữa bệnh không nên ăn các loại trái cây nhiều tanin vì sẽ giảm hiệu quả của thuốc. Để ngăn chặn sự tương tác này, mọi người không nên ăn chung hoặc ăn ngay sau khi uống thuốc, đặc biệt thuốc có chứa sắt. Tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn, không tốt cho người thiếu máu. Ngoài ra, người già và trẻ nhỏ cũng nên hạn chế ăn hồng giòn, chỉ nên ăn hai miếng nhỏ và phải nhai kỹ hoặc chọn trái hồng đã chín mềm hay sấy khô.

Những người khi đang uống thuốc chữa bệnh không nên ăn các loại trái cây nhiều tanin vì sẽ giảm hiệu quả của thuốc. Để ngăn chặn sự tương tác này, mọi người không nên ăn chung hoặc ăn ngay sau khi uống thuốc, đặc biệt thuốc có chứa sắt. Tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn, không tốt cho người thiếu máu.

Ngoài ra, người già và trẻ nhỏ cũng nên hạn chế ăn hồng giòn, chỉ nên ăn hai miếng nhỏ và phải nhai kỹ hoặc chọn trái hồng đã chín mềm hay sấy khô.

Hồng Ngọc (t/h)