Viêm xoang muốn khỏi lâu dài cần làm gì?
Xoang là những hốc rỗng, chứa đầy không khí, nằm phía sau xương gò má và trán. Thường thì bệnh viêm xoang do dị ứng, do nhiễm khuẩn gây khó chịu cho người bệnh và rất khó trị dứt điểm.
Có 4 loại xoang: xoang trán, xoang sàng, xoang bướm, và xoang hàm. Viêm xoang tuy không gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng khiến sinh hoạt, làm việc của người mắc gặp cản trở, khó chịu. Nếu biết cách xử lý sẽ làm giảm tối đa sự khó chịu đó và tránh tái mắc viêm xoang .
Nguyên nhân gây viêm xoang
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến viêm xoang:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên do siêu vi, vi trùng, nấm...
- Do dị ứng thời tiết và dị ứng với các dị vật khác.
- Có u bướu, thịt dư; vách ngăn mũi bị lệch…
- Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn.
- Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.
- Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng. Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật.
- Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.
Phòng ngừa và giảm viêm xoang tái phát
Bị viêm xoang, bệnh nhân sẽ có những cơn đau đặc biệt: cơn đau phía trên ổ mắt, một bên và có 2 chu kỳ mỗi ngày; cơn đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa thì đạt mức tối đa, lúc đó mũi chảy nhiều mủ, xoang vơi đi và cơn đau dịu xuống, đến chiều lại tái diễn cơn đau đó. Đôi khi kèm chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại cũng đau, da vùng xoang tăng cảm giác, chỉ sờ cũng đau, ấn dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên - trong ổ mắt cũng đau nhói.
Khi bị viêm xoang, ngoài triệu chứng nghẹt mũi, chảy mủ… người bệnh còn bị đau nhức đầu triền miên.
Muốn điều trị và phòng ngừa bệnh thì phải biết được các nguyên nhân này để biết cách phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.
Việc nên làm:
- Nên giữ cho không khí trong nhà, phòng ngủ được thoáng.
- Mùa đông nên dùng máy phun nước để cho không khí không quá khô.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể: Ăn uống lành mạnh, bao gồm rau củ và trái cây, để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Giữ vệ sinh mũi và xoang sạch sẽ: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch muối sinh lý để giữ vệ sinh mũi và xoang sạch sẽ.
- Nên sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm để giảm các triệu chứng viêm xoang. Ngoài ra, các phương pháp tự nhiên như xông mũi, massage mũi và xoang cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm xoang.
- Điều trị các bệnh liên quan: Điều trị các bệnh liên quan như hen suyễn, dị ứng và viêm mũi dị ứng,...
- Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường.
- Vệ sinh răng miệng sau bữa ăn.
Những việc cần hạn chế:
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và kích thích tạo bệnh: Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, bụi, hóa chất và các tác nhân gây dị ứng khác.
- Những người bị viêm xoang nên tránh xa các dị nguyên như khói thuốc lá, mùi xăng dầu, dầu thơm, bụi bặm, chó, chim, mèo.
- Không nên để cơ thể, nhất là vùng ngực và họng bị nhiễm lạnh.
- Đồng thời, bạn nên tránh sử dụng các chất làm sạch mũi có chứa cồn hoặc chất kích thích.
- Không nên lạm dụng thuốc nhỏ mũi. Nếu dùng thuốc nhiều lần hoặc kéo dài cho dù mỗi ngày vài lần thì sau nhiều tuần dùng liên tục, thuốc sẽ giảm hiệu quả. Tai hại hơn là thuốc sẽ gây hiệu ứng ngược lại, khiến tình trạng nghẹt mũi càng nặng, trở thành bệnh viêm mũi, điều trị rất khó khăn. Ngoài ra, việc dùng thuốc nhỏ mũi lâu ngày còn có thể gây viêm teo mũi, thủng vách ngăn...
Một số cách để giảm thiểu nguy cơ tái phát:
- Sử dụng đầy đủ và đúng cách thuốc được chỉ định: Cần sử dụng đầy đủ và đúng cách các loại thuốc được chỉ định bởi bác sĩ.
- Có lối sống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên.
- Hạn chế hút thuốc và uống rượu bia.
- Giữ vệ sinh mũi và xoang sạch sẽ.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích: Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và kích thích tạo bệnh như khói thuốc, bụi, hóa chất và các chất kích thích khác.
- Thực hiện phẫu thuật: Nếu các biện pháp điều trị không hiệu quả, bệnh nhân có thể phải thực hiện phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ tái phát viêm xoang.