Tại sao các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, hàng hóa dịch vụ thiết yếu được Hà Nội theo dõi chặt trong năm 2024?

23/03/2024 15:52

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu thực hiện các biện pháp điều hành giá, bình ổn giá các mặt hàng thuộc diện bình ổn, các hàng hóa dịch vụ thiết yếu nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Cụ thể, Hà Nội yêu cầu các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung theo dõi sát diễn biến cung cầu giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, các hàng hoá dịch vụ thiết yếu có nhu cầu tăng cao vào các dịp lễ, tết.

Tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn thị trường giá cả, kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và việc bán theo giá niêm yết;

Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, kết cấu đưa thêm những khoản thu ngoài giá để thu cao hơn giá kê khai, niêm yết.

Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm.

Tại sao các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, hàng hóa dịch vụ thiết yếu được Hà Nội theo dõi chặt trong năm 2024?- Ảnh 2.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu thực hiện các biện pháp điều hành giá, bình ổn giá các mặt hàng thuộc diện bình ổn, các hàng hóa dịch vụ thiết yếu nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Đối với các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường đặc biệt là dịch vụ giáo dục, y tế: Các Sở chuyên ngành chủ động tính toán, chuẩn bị các phương án, lộ trình điều chỉnh giá, kịp thời điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Đồng thời, chủ động dự báo, tính toán, xây dựng và cập nhật kịch bản điều hành giá, có phương án đảm bảo cân đối cung cầu, nhất là trong thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao đối với các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây tăng giá đột biến.

  • Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Từ động thái của Ngân hàng Nhà nước, Eximbank nói gì?

    Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Từ động thái của Ngân hàng Nhà nước, Eximbank nói gì?ĐỌC NGAY

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, bảo đảm cung cầu hàng hoá thiết yếu, đảm bảo kiểm soát lạm phát, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi phát tán thông tin sai lệch sự thật, gây hoang mang trong dư luận, cung cấp thông tin chính xác, chính thống về tình hình giá cả các mặt hàng trong phạm vi quản lý.

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, kiểm tra các yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật.

UBND Thành phố cũng giao Sở Tài chính tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình giá cả thị trường trên địa bàn Thành phố; chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Tài chính theo quy định.