Loại rau chỉ có vào mùa xuân trước cho gà ăn, giờ 90.000 đồng/kg chị em vẫn tranh mua

VNDirect thông báo hoạt động trở lại 30/03/2024 17:23

Rau khúc- một loại rau mọc dại bỗng trở thành nguyên liệu đắt hàng, khan hiếm, có nơi bán với giá 90.000 đồng/kg.

Lá rau khúc từng bỏ đi giờ bán 90.000 đồng/kg

Loại rau chỉ có vào mùa xuân trước cho gà ăn, giờ 90.000 đồng/kg chị em vẫn tranh mua- Ảnh 2.
Rau khúc mọc dại có giá bán từ 70.000 đồng đến 90.000 đồng/kg

Vài năm trở lại đây, nhu cầu làm bánh khúc tại nhà của các chị em nội trợ nở rộ nên rau khúc trở nên đắt hàng, xuất hiện trên các chợ mạng và chợ chung cư.

Chị Phương Lan (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết bản thân thấy chị em trên văn phòng làm xôi khúc cho cả nhà ăn sáng nên bắt chước và mua nguyên liệu để làm thử. "Linh hồn của loại bánh này là rau khúc, thiếu nó sẽ không thể cho ra chiếc bánh khúc chuẩn vị.

Mình thường mua chúng ở chợ chung cư với giá 70.000 - 90.000 đồng/kg tùy thời điểm. Rau khúc có 2 loại, rau khúc nếp và rau khúc tẻ. Rau khúc nếp làm bánh ngon và thơm nhưng khan hiếm nên khó tìm mua. Mình thấy trên chợ mạng chủ yếu bán rau khúc tẻ".

Ở Việt Nam cây rau khúc phân bố chủ yếu ở các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng trung du như Ninh Bình, Hà Nam,… Cây mọc dại ở đồng ruộng hay trong vườn nhà.

Loại rau chỉ có vào mùa xuân trước cho gà ăn, giờ 90.000 đồng/kg chị em vẫn tranh mua- Ảnh 3.
Rau khúc luộc lên sau đó giã nhuyễn, trộn với bột để bọc nhân bánh.

Trước đây rau khúc hay được người dân hái về làm thức ăn cho gà và gia súc. Gần đây chúng được ưa chuộng, trở thành đặc sản nên nhiều người hái về bán, một số hộ dân còn mở rộng mô hình trồng rau khúc để kiếm thêm thu nhập.

Rau khúc có đặc điểm: rau khúc nếp mập hơn, lá to bản và nhiều lông hơn; hoa khúc nếp tạo thành từng chùm, không lẻ tẻ rời rạc như khúc tẻ; thân cây khúc nếp nhỏ hơn, màu bạc hơn so với thân cây khúc tẻ xanh mướt.

Ngoài làm bánh, đồ xôi, rau khúc cũng có thể sử dụng như các loại rau thông thường, làm món luộc, xào, nấu canh...

"Theo kinh nghiệm của mình, chọn cây rau khúc về nấu xôi hay nấu canh thì phải chọn cây mập mạp, đưa tay hái thấy được sự giòn rụm, nhựa khúc ứa ra tươi mát, không được chọn cây gầy thân bé, về làm xôi hay nấu canh khi ăn sẽ bị dai", chị Lan nói.

Loại rau chỉ có vào mùa xuân trước cho gà ăn, giờ 90.000 đồng/kg chị em vẫn tranh mua- Ảnh 4.
Bánh khúc làm từ rau khúc đem đến hương vị thơm ngon, đặc trưng

Theo chị Thu Huyền (Hoàng Mai, Hà Nôi), làm bánh khúc mà thiếu rau khúc thì không thể thơm ngon được. Mùa rau khúc chỉ kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Rau gần hết mùa nên nhiều người tranh thủ đặt mua một lúc 2-3 kg cấp đông để dùng quanh năm. Rau khúc có thể bảo quản bằng cách luộc qua sau đó vắt khô nước và cho vào ngăn đá. Nếu dùng rau khúc tươi sẽ thơm ngon hơn so với bột khô hoặc lá khúc khô.

Rau khúc khi hái về đem rửa sạch, luộc lên sau đó giã nhuyễn hoặc xay rồi trộn với bột nếp cộng với bột tẻ theo tỉ lệ 9:1 để làm "áo khoác" cho bánh khúc. Đây mới chỉ là một công đoạn của làm bánh khúc. Ngoài ra còn phải làm nhân bánh bằng cách đồ đậu xanh; phi thơm hành với thịt ba chỉ, mắm, tiêu. Sau đó, lấy bột bánh khúc bọc nhân lại, hấp khoảng 1h cho đến khi bánh chín.

Chính vì làm bánh khúc khá cầu kỳ, nhiều công đoạn nên ngoài bán lá khúc tươi, hiện nay nhiều người còn bán cả bột bánh đã trộn sẵn với lá khúc xay. Khách mua về làm bánh khúc sẽ nhanh và tiện hơn với giá từ 50.000- 60.000 đồng/kg bột bánh.

Trên các sàn thương mại điện tử, rau khúc cũng được bán ở dạng trữ đông, đóng gói hút chân không, cứ 100gr lá khúc có giá từ 45.000 - 50.000 đồng, như vậy 1kg sẽ có giá lên tới nửa triệu.

Công dụng của rau khúc

Rau khúc tên khoa học là Gnaphalium affine D. Don (Gnaphalium multiceps Wall.), thuộc họ Cúc (Asteraceae)… có thể luộc hoặc nấu canh ăn như các thứ rau khác, nhưng chủ yếu được sử dụng để làm bánh khúc, nên người ta mới đặt tên là cây rau khúc. Rau khúc còn có tên là "khúc nếp", "thử khúc thảo", "thử nhĩ", "hoàng hoa bạch ngải", "phật nhĩ thảo", "thanh minh thảo"…

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Trong rau khúc có chứa nhiều hợp chất thiên nhiên có lợi đối với sức khỏe. Toàn cây còn chứa tinh dầu nên dùng cây tươi là tốt nhất. Để bảo quản tinh dầu, khi sắc nên để nước sôi rồi mới cho rau vào, sôi lại tắt bếp và dùng ngay.

Để làm thuốc, cũng có thể phơi khô để dùng dần, thường hái lá hoặc toàn cây. Khi dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm. Tốt nhất thu hái lúc cây chưa trổ hoa hoặc cây đã ra hoa nhưng chưa nở.

Theo Đông y: Rau khúc có ngọt, tính bình, lợi về kinh phế, tỳ, vị. Có công dụng khu phong tán hàn, trừ đờm, giảm ho, lợi thấp, giải độc. Dùng trong trường hợp cảm mạo phong hàn, ho nhiều đờm, hen suyễn, phúc tả, bạch đới, tỳ hư thủy thũng, nhiễm độc đậu tằm, phong thấp đau nhức, bệnh ngoài da lở ngứa, phong chẩn mẩn tịt, mụn nhọt sưng đau…

Mời độc giả theo dõi video đang được quan tâm trên Gia đình và xã hội


VNDirect thông báo hoạt động trở lại